Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố giai đoạn

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 101)

- Thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất,

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố giai đoạn

hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố giai đoạn điều tra các vụ án về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của Viện kiểm sát nhân dân

Bộ luật hình sự năm 1999 tuy đã có nhiều tiến bộ so với Bộ luật hình sự năm 1985 và được coi là một bước tiến vượt bậc về kỹ thuật lập pháp; tuy

nhiên, qua thực tiễn áp dụng vẫn cịn nhiều hạn chế, tồn tại gây khơng ít khó khăn cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đối với các tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong thời gian tới cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Bộ luật hình sự theo hướng:

- Quy định tình tiết có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ qua biên giới, tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” hoặc quy định hình phạt đối với người có hành vi bn lậu hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, phải cao so với hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng tương tự trong nội địa (điều 155 BLHS).

- Cần hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào người vận chuyển là đồng phạm bn lậu, ví dụ: trường hợp người bn lậu mua hàng tại Trung Quốc thuê người có tầu sang nhận hàng tự vận chuyển về Việt Nam, chi phí trên đường kể cả tiền hối lộ chủ hàng giao riêng cho phương tiện một khoản và tự trang trải, chủ hàng nhận hàng tại Việt Nam, nếu mất hàng phương tiện phải bồi thường. Thực tiễn đã áp dụng pháp luật khác nhau. Theo quan điểm cá nhân phải xử lý đồng phạm tội buôn lậu.

- Hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng giả qua biên giới.

- Cần hướng dẫn rõ tình tiết “qua biên giới” để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, vì thực tế ở một số tỉnh thành trong đó có Quảng Ninh có chợ đường biên, khu thương mại, ở đây cư dân biên giới được mang lượng hàng nhất định mua bán trao đổi. Một số người thường xuyên thu gom, hoặc lợi dụng đưa hàng nhập lậu vào nên khó phân biệt, sau đó vận chuyển vào nội địa khơng khai báo thuế qua trạm liên hợp (trạm km15). Hoặc trường hợp hàng tạm nhập tái xuất, sau khi làm thủ tục Hải quan cửa khẩu ở các cảng trong nội địa (ví dụ: cảng Hịn Gai), trên đường vận chuyển đã không đi đến nước nhập hàng theo vận đơn mà tiêu thụ ngay ở nội địa. Do vậy, việc áp

dụng điều 153, 154 để xử lý hoặc điều luật khác còn nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố qua biên giới.

- Tình tiết “đã bị xử lý hành chính hoặc đã bị xét xử về các tội...” qui định điều 153,154 đối với các đối tượng có hàng hố bn lậu dưới 100 triệu. Đối tượng buôn lậu bị bắt luôn khai sai tên, sai địa chỉ... và thực tiễn lực lượng chức năng không đủ điều kiện để xác minh làm rõ các tình tiết này, cịn vướng mắc ở một số lĩnh vực hành chính, dân sự... do đó trong những năm qua các vụ án khởi tố do việc làm rõ yếu tố này là rất thấp. Vì vậy nhà nước cần nghiên cứu ban hành các văn bản luật mới đảm bảo xử lý triệt để loại tội phạm này.

- Cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hình sự khơng nên qui định định lượng tiền VNĐ là yếu tố định tội và định khung và định khung tăng nặng hình phạt. Do nền kinh tế của ta đang trong thời kỳ đổi mới nên tiền VNĐ không ổn định và thường xun mất giá, trong khi đó luật phải có tính ổn định cao, khó sửa đổi cho phù hợp. Theo quan điểm cá nhân ta nên lấy vàng, hoặc ngoại tệ mạnh (USD) thay cho tiền VNĐ (BLHS 1985 và các văn bản hướng dẫn lấy gạo là định lượng giá trị).

- Cần qui định yếu tố có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại điều 154

Bộ luật TTHS cũng cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật được chính xác và thống nhất. Bộ luật TTHS năm 2003 về cơ bản đã thể chế hoá được chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay; tuy nhiên, quá trình áp dụng vẫn còn những tồn tại, bất cập đòi hỏi cần thiết được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

Ngày 22/6/2006, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương có kế hoạch số 05-KH/CCTP thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ:

"Trên cơ sở các định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự, nghiên cứu, đề xuất và tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003 (hồn thành dự thảo và trình Quốc Hội trong năm 2008". Bộ luật TTHS cần được hồn thiện theo

hướng:

- Phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động TTHS theo hướng tăng quyền cho Điều tra viên, KSV, Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. KSV phải thực sự là người trực tiếp thực hành QCT, kiểm sát hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án và ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của VKS như: quyền phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT, quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ điều tra, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh...

- Theo hướng đó cần sửa đổi các điều 34, 36 Bộ luật TTHS, giảm đáng kể quyền hạn của Người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ điều hành tổ chức, chỉ đạo, phân công, thay đổi Người tiến hành tố tụng, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tố tụng... Đối với ngành KSND, cần sớm sửa đổi Pháp lệnh KSV theo hướng quy định chức danh KSV theo 3 cấp: KSV sơ cấp, KSV trung cấp, KSV cao cấp; theo đó ở cấp huyện có KSV sơ cấp và KSV trung cấp, ở cấp tỉnh có KSV sơ cấp, KSV trung cấp và KSV cao cấp; phân định KSV khơng theo cấp hành chính như hiện nay; bỏ quy định về thời hạn của KSV, không quy định tỷ lệ KSV ở từng cấp. Cần sớm có hướng dẫn quy trình, thủ tục bổ nhiệm các chức danh Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; theo đó ở cấp huyện có Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính, ở cấp tỉnh có cả Kiểm tra viên, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp; quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh này trong hoạt động tố tụng.

- Qui định bổ sung cơ chế để ràng buộc trách nhiệm của cơ quan điều tra, điều tra viên trong việc thực hiện các quyết định, yêu cầu tố tụng của VKS, KSV như các qui định tại khoản 1,2,3 điều 112 trong trường hợp cơ quan điều tra khơng nhất trí. Đồng thời cũng có cơ chế gắn trách nhiệm pháp lý của VKS, KSV trong việc đưa ra các u cầu quyết định khơng có căn cứ hoặc trái pháp luật.

- Đối với quy định về tiếp nhận, quản lý, giải quyết các tố giác, tin báo tội phạm và thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can; đề nghị cần quy định, khái niệm rõ thế nào là tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; thủ tục tiếp nhận, mở sổ sách theo dõi, quản lý tin báo, tố giác tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm của CQĐT trong việc cung cấp, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, cơ quan điều tra có nhiệm vụ xác minh mọi tin báo, tố giác tội phạm đã tiếp nhận hoặc phát hiện được theo yêu cầu của VKS; trách nhiệm của cơ quan Thanh tra và các cơ quan hữu quan trong việc thông báo cho CQĐT và VKSND các tố giác, tin báo về tội phạm và kết quả hoạt động Thanh tra; trách nhiệm của VKSND trong việc kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT và kiến nghị khởi tố. Thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ luật TTHS cần nghiên cứu sửa đổi các điều 104, 106, 108, 126, 127 về khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo hướng trên cơ sở tố giác tin báo tội phạm và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT, khi xét cần thiết VKSND có thể tiến hành xác minh, trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra.

- Về phê chuẩn quyết định khởi tố bị can: Khoản 4 Điều 126 quy định quyền đồng thời cũng là trách nhiệm của VKS trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Trách nhiệm của CQĐT là cung cấp tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can để VKS xem xét phê chuẩn; trong thời hạn 03 ngày, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT.

chưa rõ ràng, địa bàn điều tra xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ ban đầu gặp nhiều khó khăn, lý lịch người bị xem xét phê chuẩn chưa đủ căn cứ để phê chuẩn và cần thời gian để bổ sung thêm, trường hợp vụ việc khó khăn trong xem xét, đánh giá tài liệu chứng cứ cần thiết phải thỉnh thị cấp trên....; như vậy thời hạn 3 ngày là "khó đảm bảo" cho việc quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKSND.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Bộ luật TTHS quy định quyền hạn và trách nhiệm của VKS trong việc phê chuẩn bắt người trong trường hợp khẩn cấp của CQĐT; để đảm bảo tính thận trọng, khách quan, đúng pháp luật trong việc xét phê chuẩn, điều luật đã quy định: "... trong trường hợp cần

thiết, VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn..."

Từ những phân tích đó, chúng tơi đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi khoản 4 Điều 126 Bộ luật TTHS theo hướng:

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Trong trường hợp vụ án phức tạp, thì thời gian VKS xét phê chuẩn có thể dài hơn nhưng khơng q bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can của CQĐT; trường hợp cần thiết VKS có thể trực tiếp hoặc tham gia cùng Điều tra viên để ghi lời khai hoặc thu thập chứng cứ, trường hợp VKS trực tiếp gặp bị can thì phải thơng báo cho Điều tra viên biết.

- Về thẩm quyền của VKS ra quyết định khởi tố bị can: Khoản 5 Điều 126 Bộ luật TTHS quy định:

Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, VKS phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Như vậy, trong giai đoạn điều tra, VKS chỉ có quyền yêu cầu CQĐT khởi tố bị can, VKS khơng có quyền ra quyết định khởi tố bị can. Theo chúng tôi quy định như vậy là không hợp lý; xuất phát từ chức năng của VKSND là thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Bản chất của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra là VKS phải đề ra yêu cầu điều tra, định hướng hoạt động điều tra; các yêu cầu, quyết định của VKS, CQĐT phải có trách nhiệm thực hiện, VKS là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra. Tuy nhiên thực tế không phải mọi lúc, mọi địa phương, các quyết định, yêu cầu của VKS CQĐT đều chấp hành; do vậy nếu yêu cầu của VKS không được thực hiện, VKS có quyền trực tiếp khởi tố bị can ở giai đoạn điều tra mới đảm bảo việc điều tra, giải quyết vụ án khách quan, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Hơn nữa, tại khoản 4 điều này quy định thẩm quyền của VKS trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT, điều đó có nghĩa VKS là cơ quan quyết định việc khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra.

Do vậy, đề nghị phải sửa đổi khoản 5 Điều 126 Bộ luật TTHS theo hướng: Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội

chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, nếu CQĐT không khởi tố bị can thì VKS ra quyết định khởi tố bị can và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra...

- Về thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung, khoản 2 điều 121 Bộ luật TTHS chỉ quy định số lần VKS hoặc Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung mà

chưa quy định cụ thể thời hạn điều tra bổ sung; do vậy phải quy định cụ thể thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung theo phân loại tội phạm (ít nghiêm trọng,

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).

- Về thời hạn phê chuẩn các lệnh khám xét, lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu điện..., theo quy định tại điều 141, 144 Bộ luật TTHS phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành; tuy nhiên lại không quy định thời hạn VKS phải hoàn thành thủ tục phê chuẩn các lệnh đó. Do vậy cần phải được quy định cụ thể trong Bộ luật.

- Bên cạnh thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ tư pháp. Để nâng cao hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố cần mở rộng phạm vi, thẩm quyền điều tra của VKS theo hướng VKS có thẩm quyền trực tiếp điều tra các vụ án khi xét thấy việc điều tra của cơ quan điều tra là không khách quan hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện điều tra nhưng không đạt được hiệu quả và điều tra các vụ án khác khi viện trưởng viện VKS tối cao thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w