- Thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất,
3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác
nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác
Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban trong nội bộ ngành và các cơ quan, đơn vị khác tốt thì sẽ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Mối quan hệ phối hợp bao gồm mối quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, mối quan hệ trong công tác nghiệp vụ…Do vậy để bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành QCT giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở Quảng Ninh tạo sự gắn bó, phối hợp trong cơng tác giữa các cơ quan, đặc biệt là cơ quan điều tra, VKS, Hải quan, Biên phòng; đồng thời phải thực hiện tốt các mối quan hệ: mối quan hệ giữa Viện trưởng, tập thể lãnh đạo với các phòng, ban nghiệp vụ và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; giữa các phòng ban với nhau; giữa các phòng ban với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác.
Trước hết, cần nhận thức mối quan hệ giữa các phòng ban của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh với nhau và giữa các phong ban của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện không chỉ đơn thuần là mối quan hệ trong cơng tác nghiệp vụ mà cịn là mối quan hệ lãnh đạo, điều hành. Đối với công tác nghiệp vụ, việc tăng cường mối quan hệ phối hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ, tác động nhau cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là các vụ án lớn, phức tạp có nhiều quan điểm khác nhau được dư luận quan tâm. Ví dụ mối quan hệ giữa phòng Thực hành QCT với phòng giam giữ. Mối quan hệ giữa phòng Tổng hợp với phòng Thực hành QCT.
Như vậy, trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn giữa các phòng ban chúng ta thấy có những mối quan hệ phối hợp khác nhau nhưng với mục đích làm cho tất cả hoạt động của các cơ quan, đơn vị đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy sức mạnh của từng bộ phận nhưng cũng tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.
Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng sửa đổi hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng, ban và Viện kiểm sát nhân dân thành phố, thị xã, huyện trong phối hợp.
Bên cạnh việc tăng cường mối quan hệ phối hợp trong nội bộ ngành như đã trình bày thì việc tăng cường sự phối hợp, mối quan hệ giữa ngành Kiểm sát với các cơ quan tiến hành tố tụng khác, với cấp Uỷ đảng, với các cơ quan đơn vị khác là một yếu tố quan trọng để nâng cao trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói chung các vụ án bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới nói riêng.
Thực tế cho thấy nếu mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng tốt thì sẽ giúp cho việc đấu tranh trịng chống tội phạm tốt, nhất là những loại tội phạm đang nổi lên hoặc có chiều hướng gia tăng, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ, chất lượng giải quyết án sẽ cao hơn, chính xác hơn và phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hơn nữa nếu mối quan hệ phối hợp này tốt làm cho việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất, kịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót trong qua trình tố tụng, giải quyết kịp thời các bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của từng cơ quan. Tuy nhiên, trong mối quan hệ phối hợp này phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành. Để có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả thì yêu cầu đặt ra hàng tháng ngành: Cơng an, Tồ án, Kiểm sát, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường của Quảng Ninh phải có cuộc họp giao
ban, đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui chế đã ký kết và đề ra phương hướng, yêu cầu phối hợp trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện qui chế cần kịp thời xem xét sửa đổi cho phù hợp vơi yêu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung nhất là tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Hoạt động phối hợp liên ngành phải được thực hiện ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm đến khi vụ việc được giải quyết một cách triệt để theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng để lọt người, lọt tội hoặc làm oan người vơ tội. Để đạt được mục tiêu đó, liên ngành ở mỗi cấp cần thống nhất cơ chế kiểm tra liên ngành đối với công tác điều tra, truy tố và xét xử, kịp thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại để chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục; kiến nghị với cấp trên và cấp uỷ đảng địa phương về những biện pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Ngoài việc xác lập, giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp trong nội bộ ngành, giữa các cơ quan tố tụng thì cịn phải tăng cường mối quan hệ phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể và các cơ quan ngơn luận…Thực hiện nghiêm túc qui định 15/2007 của Bộ chính trị, theo định kỳ phải báo cáo với cấp uỷ Đảng địa phương về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm xảy ra ở địa phương, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo, đường lối giải quyết những vụ án phức tạp, nghiêm trọng và những vụ án được dư luận quan tâm. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh phải chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng những chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Đối với các cơ quan, đơn vị, đồn thể và các cơ quan ngơn luận thì KSV phải chủ động xây dựng chương trình cụ thể như tiếp nhận và xử lý tin báo tội phạm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Chú trọng tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan Báo chí và cơng luận của Trung ương và địa phương; trong đó tiếp tục triển khai thực
hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp công tác giữa VKSND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan Báo chí trong cơng tác tun truyền hoạt động APDL và kết quả hoạt động của ngành kiểm sát tỉnh Quảng Ninh cũng như vai trị của Báo chí và cơng luận trong việc phát hiện, đưa tin, cung cấp các tố giác, tin báo về vi phạm, tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng với mục tiêu chung là phát hiện tội phạm để ADPL điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.