Thực trạng hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 58)

- Quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem

2.1.2. Thực trạng hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở tỉnh Quảng Ninh

hoá qua biên giới ở tỉnh Quảng Ninh

Trong 5 năm (2006 - 2010) tình hình bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng nhập lậu các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng có thuế suất cao ln có chiều hướng gia tăng tập trung vào các loại hàng hoá như: pháo nổ, thuốc lá điếu, rượu ngoại, dầu nhờn xe máy, gia súc, gia cầm, mỳ chính cánh, đường kính trắng, đồ chơi bạo lực, quần áo, vảy may mặc, hàng điện tử; các mặt hàng kinh doanh theo loại hình tạm nhập tái xuất như hàng điện tử đã qua sử dụng, phế liệu, hàng đông lạnh, xăng dầu,… mặt hàng xuất lậu chủ yếu là than, quặng, đồ gỗ mỹ nghệ, động vật hoang dã,...

Hoạt động nhập lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu, thuốc lá giả vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhất là thuốc lá giả nhãn hiệu Vinataba, thuốc lá hiệu chữ Trung Quốc; Hoạt động buôn lậu và vận chuyển trái phép pháo các loại diễn ra thường xuyên và ngay từ những tháng đầu năm với nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, các đối tượng thường chôn giấu pháo vào hành lý cá nhân, giấu dưới các thùng hàng, đặc biệt nhiều xe chở khách, chở hàng đã gia cố, tự tạo thêm các hầm, vách bí mật trên xe để cất giấu hàng hố nhập lậu nói chung và pháo nổ các loại nói riêng; Tình hình

nhập lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm diễn biến phức tạp, do có nhu cầu lớn trong nội địa nên tình trạng gà thịt, trứng gà Trung quốc với giá rẻ được các đối tượng lén lút nhập lậu gia tăng mạnh tại các cánh gà cửa khẩu và khu vực ven biển phường Trà Cổ, sơng Ka Long Thành phố Móng Cái, các đối tượng dùng mảng, đò nhỏ vận chuyển nhỏ lẻ vào Việt Nam rồi nhanh chóng cất giấu, phân tán vào nhà dân chờ cơ hội đem đi tiêu thụ.

Việc chống người thi hành công vụ diễn ra phức tạp, đối tượng bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới thường xuyên cho người theo dõi mọi di chuyển của lực lượng chống buôn lậu đang thi hành nhiệm vụ, khi phát hiện bắt giữ các đối tượng này tìm mọi cách ngăn cản, chống đối để cướp lại hàng hoá gây rất nhiều khó khăn cho lượng chống bn lậu. Các đối tượng bn lậu sử dụng các đối tượng có tiền án, tiền sự, nghiện hút để đe doạ cán bộ công chức và gia đình cán bộ cơng chức làm cơng tác đấu tranh chống buôn lậu tạo sức ép nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh chống bn lậu của cán bộ cơng chức. Đặc biệt, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển ma tuý, thuốc lá điếu, pháo nổ,... thường có thái độ hung hãn, sẵn sàng đánh trả cũng như chống đối lại lực lượng chống buôn lậu khi bị tiếp cận nên rất khó bắt giữ các đối tượng này. Ngày 17/01/2010 trong khi làm nhiệm vụ đồng chí Nguyễn Danh Sơn thuộc Đội Kiểm soát Hải quan số 1 đã bị các đối tượng tấn công, bắt giữ đưa sang Trung Quốc.

Trên tuyến biển tình trạng xuất lậu than, quặng, khống sản có thời điểm diễn biến phức tạp và gia tăng như các năm 2006,2007, đầu năm 2008, nhưng qua công tác kiểm sát tiếp nhận và giải quyết tin báo tội phạm, thực hành QCT_KSĐT các loại tội phạm này cho thấy: tình hình cuối năm 2008 trở lại đây có dấu hiệu giảm do sự quan tâm chỉ đạo đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển trái phép xuất lậu than và khoáng sản của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh cũng như của Trung ương, các bộ ngành, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Nhưng từ đầu tháng 6/2010 trở lại đây hiện tượng xuất lậu than và khoáng sản trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh lại tiếp diễn phức tạp.

Điển hình trong việc Bn lậu, vận chuyển than trái phép: vào tháng 4/2008 Bộ đội biên phòng Quảng ninh mở chiến dịch trong 3 ngày bắt 104 tầu vận tải trở lậu hàng trăm nghìn tấn than đi Trung Quốc. Các đối tượng bn lậu với thủ đoạn tinh vi câu kết với nhau mua hoá đơn GTGT của các doanh nghiệp, ký hợp đồng mua bán với các đơn vị trong nước... để hợp thức hoá thủ tục đi đường, che mắt các lực lượng chức năng, thậm chí dùng lượng tiền lớn để mua chuộc cán bộ chức năng: vụ Nguyễn Quốc Năm cùng đồng bọn dung 11 tầu vận chuyển 10.000 tấn than trị giá trên 8 tỷ đồng đi Trung Quốc bị bắt tại khu vực biển cảng Vạn gia. Vụ án đã được khởi tố điều tra, truy tố, xét xử 17 bị can. Về ba tội: Buôn lậu, Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và lưu hành các giấy tờ có giá giả. Vụ Hồng Cơng Khanh cùng đồng bọn bn lậu trên 5000 tấn than, để thực hiện xuất lậu than được trót lọt, khanh và đồng bọn đã tổ chức đưa hối lộ hàng trăm triệu đồng cho cán bộ Hải quan, Biên phòng cảng Vạn gia. Vụ án đã đưa ra xét xử các bị cáo tội Buôn Lậu, đưa hối lộ, nhận hối lộ với mức án cao.

Tình trạng xuất lậu động vật q hiếm cũng diễn ra phức tạp với nhiều phương thức khác nhau tinh vi nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Tháng 3/2009 Công an bắt quả tang Lê Văn Cường cùng đồng bọn vận chuyển 149,3kg ngà voi đi vào đường mòn chuẩn bị qua biên giới Việt Nam sang Trung Quốc. Đặc biệt vừa qua tháng 10/2011 lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất Công ty TNHH Thiên Long nhập lô hàng Côngtennơ từ Châu phi quá cảnh Việt Nam sang Trung Quốc, hoá đơn ghi “ vải vụn” nhưng khi Hải Quan kiểm tra bên trong có hơn một tấn ngà voi, vụ án đã được khởi tố điều tra.

Về địa bàn trọng điểm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới diễn ra chủ yếu khu vực cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra hàng xuất khẩu, kho ngoại quan; hai bên cánh gà của Trạm kiểm soát liên hợp Km15- Bến tầu Dân tiến, bến Lục Lầm Móng Cái; khu vực

Đồng Văn và mỏm chữ A cánh gà phía bên phải Cửa khẩu Hồnh Mơ; khu vực đường biên hai bên cánh gà cửa khẩu Bắc Phong Sinh; khu vực cảng biển Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hà Cối, Vạn Gia.

Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như: thuốc lá điếu, rượu, bếp ga, vải may mặc, đồ chơi trẻ em, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, máy điện thoại di động, gà thải loại, trứng gia cầm, phủ tạng động vật, máy phát điện, máy điều hồ nhiệt độ, dầu nhớt, đường trắng, mỳ chính, đồ điện tử, gạch nung tráng men, pháo nổ, xe đạp cũ, thực phẩm đông lạnh. Mặt hàng xuất lậu: than, quặng, đồng, nhôm, động vật hoang dã quý hiếm và sản phẩm của chúng, đồ gỗ mỹ nghệ, lợn, xăng dầu ... các mặt hàng cấm không được kinh doanh theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như ắc quy chì, vỉ mạch điện tử đã qua sử dụng, nhựa phế thải...

Các đối tượng bn lậu chun nghiệp, có tổ chức, nhiều trường hợp về hình thức thành lập doanh nghiệp, nhưng bản chất hoạt động theo kiểu xã hội đen họ thơng thạo địa bàn, chính sách, ngơn ngữ, có quan hệ với các đối tượng bn bán người Trung Quốc thường đứng ra móc nối, tổ chức vận chuyển trực tiếp hàng hố trái phép qua biên giới sau đó vận chuyển sâu vào trong nội địa tiêu thụ hoặc sử dụng hố đơn quay vịng để hợp thức hoá việc vận chuyển trái phép hàng hoá nhập lậu. Các doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thống trong chính sách quản lý hàng tạm nhập tái xuất, hàng kho ngoại quan để khai sai chủng loại, số lượng hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng cấm. Các chủ tàu, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng than, quặng tổ chức cấu kết, quay vịng hố đơn, dùng giấy tờ vận chuyển nội địa để lợi dụng xuất lậu.

Về phương thức thực hiện hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới: các thủ đoạn chủ yếu vẫn là lợi dụng địa hình đường biên sát khu dân cư, các lối mòn các đối tượng dùng xe máy vận chuyển hàng nhập lậu vào các khu vực chợ, bến xe, trung tâm thương mại. Sau đó dùng các loại

phương tiện xe khách, xe tải gia cố thêm hầm vách cất giấu hàng hoá (chủ yếu là những loại xe từ 12 đến 24 chỗ và xe tải thùng kín) để đưa vào nội địa tiêu thụ. Sử dụng xe máy không đeo biển số, biển số giả hoặc sử dụng một xe ơ tơ có nhiều biển số khác nhau để vận chuyển nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Thành lập công ty, doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại bằng thủ đoạn xuất hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho để hợp thức hố hàng nhập lậu hoặc quay vịng hồ sơ bán hàng thanh lý để vận chuyển hàng nhập lậu và nội địa tiêu thụ. Một số doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thống trong việc thơng quan hàng hoá xuất nhập khẩu để khai sai tên hàng, số lượng, gian lận thương mại và vận chuyển hàng cấm. Trên tuyến biển, cảng biển quốc tế phương thức chủ yếu là: các đối tượng xuất lậu than dùng tàu gỗ trọng tải nhỏ từ 70 đến 150 tấn lợi dụng luồng lạch phức tạp, thuỷ triều, đi trong đêm để trốn tránh việc kiểm soát của các lực lượng chức năng vận chuyển, hoặc sang tải lên tầu lớn đưa trái phép than sang Trung Quốc tiêu thụ. Hoặc các đối tượng thu mua than khơng có nguồn gốc hợp pháp tại các địa phương như: Cẩm Phả, Hịn Gai, ng Bí, Mạo Khê, Đơng Triều tập kết tại các bến bãi trên các địa điểm giáp ranh giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh, thành phố lân cận sau đó chuyển lên các tàu có trọng tải lớn, dùng hố đơn, chứng từ vận chuyển nội địa có điểm đến là các tỉnh miền Trung, miền Nam, khi đi qua khu vực đảo Bạch Long Vỹ thì chuyển hướng đi ra khu vực biển giáp danh Trung Quốc, lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng chạy thẳng sang Trung Quốc.

Hoạt động buôn lậu không chỉ xảy ra tại các khu vực đường biên mà ngay tại các cửa khẩu cũng diễn ra rất phức tạp. Ở các cửa khẩu lớn ln có rất đơng cư dân biên giới được các chủ hàng th làm việc mang vác hàng hố nhập lậu. Có thời điểm như vào khoảng tháng 3, 4 năm 2007, lượng cư dân biên giới đi qua cửa khẩu Bắc Luân (Móng Cái) lên đến trên 3 ngàn lượt người/ngày. Quy định của Nhà nước cho phép cư dân khu vực biên giới được

miễn thuế nhập khẩu, không phải khai báo làm thủ tục hải quan đối với hàng hố trị giá khơng q 2 triệu đồng/1người/1ngày (Quyết định 254/2006/QĐ- TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã bị lợi dụng. Thủ đoạn thường dùng của cư dân biên giới là mang vượt định mức miễn thuế và qua lại cửa khẩu nhiều lần trong ngày; vận chuyển vào những thời điểm giao ca và những lúc lực lượng Hải quan đang bận việc làm thủ tục cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Trường hợp bị phát hiện đã vận chuyển quá một lần trong ngày thì họ mới chịu khai báo nộp thuế. Hàng hố nhập lậu chủ yếu của các đối tượng này là các loại hàng tiêu dùng thông thường như quần áo, giầy dép…. Cá biệt, cũng có những trường hợp cất giấu mang qua cửa khẩu cả những loại hàng cấm như pháo nổ, ma tuý…

Cũng tại cửa khẩu, một số đối tượng là lái xe lợi dụng việc đưa phương tiện sang Trung Quốc để bốc xếp cũng tìm cách cất giấu thêm hàng hố vào các bộ phận trên xe. Mang hàng hoá nhập lậu qua cửa khẩu cũng xảy ra ở nhóm những người xuất, nhập cảnh khác (du lịch, thăm thân..). Đối tượng này có thủ đoạn cất giấu rất tinh vi, thường mang trên người những hàng hố gọn có giá trị cao như vàng, ngoại tệ hoặc xách theo những loại hàng nhẹ và có lợi nhuận cao như điện thoại di động.

Tóm lại, hiện nay, tình hình bn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra rất nóng bỏng, có thể nói là một trong những trọng điểm phức tạp nhất của hoạt động bn lậu biên giới phía Bắc. Trong nhiều năm trở lại đây, Quảng Ninh thực sự đã trở thành một con đường chủ đạo của hàng hoá Trung Quốc nhập lậu vào thị trường nội địa. Đồng thời, Quảng Ninh cũng là địa bàn hoạt động trọng yếu nhất của các loại tàu, thuyền vận chuyển than, khoáng sản xuất lậu sang Trung Quốc. Đã đến lúc chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh phải quyết liệt hơn trong cơng tác đấu tranh mới có thể ngăn chặn được sự gia tăng của các hoạt động bn lậu, đảm bảo tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội cho vùng biên giới phía Đơng Bắc của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w