Bảo đảm về tổ chức

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

- ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra tội buôn lậu, vận

1.3.2. Bảo đảm về tổ chức

Chất lượng ADPL suy cho cùng do con người và phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của những người trực tiếp làm công tác ADPL (những người tiến hành tố tụng). Đảm bảo về mặt tổ chức là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng ADPL trong thực hành QCT của VKSND, cụ thể là các chức danh pháp lý có thẩm quyền ADPL: Viện trưởng, Phó Viện trưởng và KSV VKSND các cấp.

Những kết quả đạt được trong hoạt động của ngành nói chung và trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra nói riêng đã được Đảng, nhà nước và nhân dân ghi nhận; góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật XHCN; đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Theo yêu cầu của cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát cần phải tiếp tục được kiện toàn cả về chức năng, nhiệm vụ và công tác tổ chức cán bộ.

- Về chức năng:

Theo Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Bộ luật TTHS năm 2003 xác định, VKSND thực hiện chức năng thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. So với trước đây (VKSND thực hiện chức năng thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật), phạm vi kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã được điều chỉnh theo hướng, VKS khơng cịn kiểm sát việc tn theo pháp luật trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại mà chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Đây là sự điều chỉnh chức năng nhằm đảm bảo cho ngành Kiểm sát tập trung thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

- Về công tác tổ chức:

ADPL nói chung cũng như ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra của VKSND; do đó VKSND các cấp đã chú trọng kiện tồn tổ chức theo hướng tinh gọn và phù hợp với tổ chức của các cơ quan tư pháp khác. Đội ngũ KSV làm công tác thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng được kiện toàn theo hướng chú trọng nâng cao cả về trình độ chính trị, năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức để có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Mặc dù vậy, trước yêu cầu của cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát còn phải tiếp tục được đổi mới về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, bảo đảm các văn bản ADPL của VKSND được thực hiện nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả ADPL suy cho cùng cũng là đánh giá chất lượng, hiệu quả của chủ thể APDL; do vậy trình độ, năng lực của người APDL là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động ADPL nói chung và ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra nói riêng. Tuy nhiên, thực tế số lượng đội ngũ KSV của nước ta hiện nay còn thiếu, chất lượng của một bộ phận KSV còn yếu, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, bên cạnh các cơ quan tiến hành tố tụng cịn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác như các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, tổ chức luật sư, cơ quan giám định tư pháp... Việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này cũng là yếu tố quan trọng bảo đảm việc ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của VKSND.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w