5. Bố cục nghiên cứu
1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước vì đặc điểm của thương mại điện tử cho thấy mức độ ảnh hưởng, sự tác động, tính phổ biến của phương thức thương mại điện tử đối với người tiêu dùng là rất lớn. Bên cạnh đó, do hình thức thương mại điện tử có sự khác biệt so với thương mại truyền thống như sử dụng các phương tiện điện tử, hạ tầng viễn thông, thông tin như hệ thống lưu trữ, máy chủ, chứng thực chữ ký số... vì vậy, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử phải tuân theo các nguyên tắc nhất định hoặc không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tính khả thi khơng cao và cơng tác tun truyền pháp luật cũng chưa đạt được hiệu quả cần thiết để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, bảo vệ được lợi ích chính đáng của người tiêu dùng khi họ tham gia các hoạt động thương mại điện tử.
Để tiếp cận khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT, trước hết cần hiểu thế nào là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giao dịch thương mại điện tử là gì.
Điều 38 và Điều 43, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường”. Theo đó, quyền được bảo vệ có nội hàm rộng,
mang tính mở, nhưng cụ thể, với yêu cầu ngày càng đa dạng và cao hơn, nổi bật là quyền được tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống thường ngày, tiếp nhận nhanh và xử lý thỏa đáng những khiếu nại về chất lượng hàng hóa và dịch vụ… Ngày 17/11/2010, Luật số 59/2010/QH12 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa 12 thơng qua khơng đưa ra khái niệm bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, hiểu theo tinh thần điều chỉnh của Luật này thì bảo vệ quyền lợi NTD là "thuật ngữ pháp lý chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân,
gia đình, tổ chức"; Trong TMĐT, sự tiếp xúc giữa người mua và hàng hóa được thay thế bởi khả năng truyền đạt thơng tin dưới dạng kỹ thuật số do máy tính nhận diện, lưu trữ và chuyển tiếp, do đó giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể được tiến hành trong một mơi trường khơng có giấy tờ, khơng nhất thiết các đối tác tham gia phải gặp mặt nhau và không giới hạn lãnh thổ quốc gia. Giao dịch trong TMĐT là "quá trình giao dịch mua bán qua Internet
hoặc các mạng mở khác, trong đ , thông thường NTD sẽ vào xem trang website của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tại đó thực hiện một giao dịch,
hiểu một cách rộng hơn, "giao dịch trong TMĐT bao gồm cả các giao dịch trong
đó Internet hoặc các mạng mở khác đóng một vai trị nhất định",.
Với cách tiếp cận theo quan điểm trình bày trên, bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài ta có thể hiểu “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT là những
biện pháp để ngăn ngừa hoặc phòng chống những hành vi xâm phạm những quyền được pháp luật bảo vệ của NTD trong quá trình giao dịch TMĐT trên Internet hoặc các mạng mở khác, chủ yếu thông qua những công nghệ mới và trong một môi trường khác biệt so với truyền thống. Thơng thường, NTD khơng có sự tiếp xúc với doanh nghiệp, không biết rõ các thơng tin về hàng hố, dịch vụ được cung cấp, thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh, khả năng bị thiệt hại cao hơn, vì vậy cần có những quy định bảo vệ khác hơn so với việc bảo vệ NTD truyền thống.”