Định hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 94 - 99)

5. Bố cục nghiên cứu

3.1 Quan điểm và định hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương

3.1.2. Định hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

chắc chắn sự nhiệt tình này sẽ khơng thể duy trì nếu như thiếu các cơ chế hỗ trợ hoạt động của các hội, đặc biệt là hỗ trợ về kinh phí. Để thực hiện được nội dung này, các cơ quan quản lý cần làm rõ các chính sách, các điều kiện để có thể hỗ trợ hiệu quả hoạt động của các hội.

3.1.2. Định hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ởViệt Nam Việt Nam

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, hệ thống pháp luật là chuẩn mực để các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển. Trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ sở,

dùng trong hoạt động. Quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử nói riêng cho thấy, hệ thống pháp luật càng được bổ sung và hồn thiện thì cơng tác này ngày càng hiệu quả, cụ thể như sau:

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: về Thương mại điện tử. Đã tạo lập hành lang

pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ra đời ngoài việc thừa kế các quy định mang tính ngun tắc của Nghị định 57, cịn mở rộng điều chỉnh các hoạt động thực tiễn về ứng dụng TMĐT, trong đó tập trung vào những vấn đề mang tính đặc thù được phát sinh trên mơi trường điện tử. Do đặc thù của hoạt động mua bán trên không gian ảo, người mua và người bán không gặp mặt trực tiếp, người sở hữu website TMĐT là người đưa ra luật lệ cho giao dịch, đề ra các điều khoản hợp đồng và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nghị định 52 ra đời sẽ là cơ sở tạo niềm tin cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tiến hành các hoạt động về TMĐT. Cùng với một loạt văn bản quy phạm pháp luật khác về công nghệ thơng tin, Internet, xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại… Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử sẽ góp phần hồn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử Việt Nam. Hy vọng những quy định cụ thể của Nghị định sẽ bám sát thực tiễn hoạt động thương mại điện tử, hạn chế những hành vi kinh doanh không lành mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy phát triển TMĐT mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

- Nghị định số 106⁄2011⁄NĐ-CP: về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26⁄2007⁄NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Nghị định số 185/2013/ND-CP: quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .

- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP : sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Cơng Thương, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

- Quyết định 35/QĐ-TTg: Ngày 20 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số 35/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC. Theo đó, Quyết định 35/QĐ- TTg bổ sung 3 loại hàng hóa thiết yếu, bao gồm: Dịch vụ thơng tin di động mặt đất (hình thức thanh tốn: trả trước); Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) và Bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Quyết định 02/QĐ-TTg, 03 loại hàng hóa

được bổ sung trong Quyết định 35/QĐ-TTg được đánh giá rất cần thiết được kiểm soát về các điều khoản hợp đồng. Hoạt động kiểm sốt HĐTM, ĐKGDC vì thế trở nên chặt chẽ hơn, quyền lợi người tiêu dùng trong việc ký kết hợp đồng được bảo đảm trong nhiều lĩnh vực hơn.

- Quyết định 1035/QĐ-TTg: Ngày 10 tháng 7 năm 2015, Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Từ sau sự kiện này, mỗi năm Bộ Công Thương đều ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam đến các Sở Công Thương nhằm định hướng, hướng dẫn các địa phương tổ chức sự kiện này một cách phong phú, đa dạng, đảm bảo nội dung gắn liền với đời sống tiêu dùng và thu hút đông đảo sự tham gia của các doanh nghiệp. Quyết định 1035/QĐ-TTg đã giúp cho công tác tổ chức, tôn vinh quyền người tiêu dùng chặt chẽ và gần gũi hơn với người tiêu dùng rất nhiều so với các năm trước – khi quy mô chỉ dừng lại ở việc hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới;

- Thông tư số 09⁄2008⁄TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định

thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.

- Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương Quy

định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động

- Thông tư số 09⁄2008⁄TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định

thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.

Thời gian qua, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ , Ban, ngành đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, hội thảo khoa học có liên quan đến

Bằng những luận cứ thực tế, qua những đánh giá trên là những ví dụ thực tế cho thấy hệ thống luật pháp càng hồn thiện thì cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử càng được tăng cường. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc phát triển hệ thống luật pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một yêu cầu bức thiết đặt ra là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hành vi phải bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng của loại hình kinh doanh. Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng, để phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, điều đầu tiên và quan trọng nhất là hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

b) Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bên cạnh việc hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, năng lực của nguồn nhân lực tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại

điện tử cũng rất quan trọng. Cơ quan QLNN, cụ thể là cán bộ làm việc trong các cơ quan này là lực lượng thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống tiêu dùng cũng như chính sách kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cán bộ sẽ tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tửlà một lĩnh vực đa dạng và phức tạp, vì vậy, cán bộ làm việc trong lĩnh vực này cần được phát triển nhiều kỹ năng để đáp ứng cơng việc, trong đó có những năng lực quan trọng như: kỹ năng giải quyết khiếu nại, năng lực đánh giá vấn đề, khả năng áp dụng các quy định của pháp luật vào các vụ việc cụ thể, kỹ năng đánh giá tình hình thực tại và đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật, khả năng sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật…

Đặc điểm quan trọng của công tác BVQLNTD trong thương mại điện tử là công tác này cần được phát triển mạnh mẽ ở cả cấp địa phương, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, tăng cường năng lực cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực BVQLNTD trong thương mại điện tửthông qua các hoạt động của các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và UBND huyện, xã rất quan trọng. Việc này không những giúp cho hoạt động BVQLNTD tại các địa phương diễn ra hiệu quả, mà còn giảm tải số lượng công việc đến các cơ quan QLNN tại cấp Trung ương, góp phần phân bổ nguồn lực và nhân lực hiệu quả.

c) Phát triển công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVQLNTD trong thương mại điện tử tại địa phương

Như đã nói, hoạt động BVQLNTD nói chung và trong thương mại điện tử rất đặc biệt. Hoạt động này không chỉ cần phát triển ở Trung ương, các thành phố lớn, mà cần phát triển mạnh mẽ ở địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi… Thực tế cho thấy, đặc điểm đời sống cũng như tâm lý người dân đã tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ở những nơi trên phát sinh rất nhiều, hơn nữa công tác xử lý cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, số lượng phản ánh, khiếu nại ở những địa phương đó lại rất ít.

Trong thời gian tới thơng qua các sự kiện như Lễ kỷ niệm ngày quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam 15 tháng 3 hàng năm, thông qua các lớp tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có người tiêu dùng trong thương mại điện tử tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo.

d) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, tổ chức có liên quan.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là một hoạt động đa dạng, phức tạp, liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống. Trên thực tế, việc

xử lý các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên cần có sự tham khảo và phối hợp của các cơ quan quản lý ngành như: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng… Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế phối hợp giữa cơ quan QLNN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngành thường gặp nhiều khó khăn. Việc này gây cản trở cho công tác giải quyết khiếu nại về mặt thời gian cũng như cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc. Vì vậy, trong thời gian tới, một yêu cầu bức thiết được đặt ra là nhanh chóng tăng cường cơ chế phối hợp giữa cơ quan QLNN về BVQLNTD và cơ quan quản lý ngành nhằm thúc đẩy công tác tư vấn, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nhận thức của doanh nghiệp về quyền lợi người tiêu dùng càng được nâng cao thì cơng tác này càng phát triển và nền kinh tế ngày càng năng động hơn. Điều này còn giúp cho hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được hạn chế, giảm thiểu gánh nặng về giải quyết khiếu nại tại các cơ quan và tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hơn nữa, hoạt động này cịn giúp xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, từ đó tăng hiệu quả của cơng tác này trong xã hội nói chung và trong nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

e)Thiết lập và phát triển cơ chế tương tác giữa người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng nhất trong công tác BVQLNTD. Tất cả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải quyết khiếu nại, nâng cao năng lực, tăng cường cơ chế phối hợp đều có một mục tiêu duy nhất, đó là BVQLNTD. Tuy nhiên, nếu khơng biết nhu cầu thực sự của người tiêu dùng, thì hoạt động này có thể sẽ đi sai hướng và khơng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, một hoạt động cần thiết để phát triển công tác này là thành lập các kênh tương tác giữa người tiêu dùng và cơ quan QLNN về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử như: Tổng đài tại các địa phương, kênh giải đáp trực tuyến, kênh cung cấp thông tin trực tuyến… Thông qua các phương tiện này, trước hết người tiêu dùng có thể phản ánh, khiếu nại các trường hợp vi phạm; ngồi ra cịn có thể trao đổi với cơ quan QLNN về thực trạng công tác này tại địa phương, các hành vi phổ biến đang diễn ra... Đồng thời, các phương tiện này còn giúp cơ quan QLNN trực tiếp thu thập ý kiến đóng góp của người tiêu dùng về hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Một trong những quyền quan trọng của người tiêu dùng được quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là “Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử”. Việc thành lập và phát triển kênh tương tác với người tiêu dùng sẽ hỗ trợ hiệu quả

người tiêu dùng thực hiện quyền này, đồng thời giúp cơ quan QLNN định hướng hiệu quả hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử trong tương lai.

f) Có chính sách khuyến khích ứng dụng những cơng nghệ hiện đại vào việc bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động này. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng hết sức quan trọng. Thời gian tới các cơ quan cần có cơ chế, chính sách cụ thể về việc ứng dụng các thành tựu của khoa học và cơng nghệ, đón bắt xu hướng của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0, ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ứng dụng cơng nghệ mới trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nói chung, người tiêu dùng trong thương mại điện tử nói riêng đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w