5. Bố cục nghiên cứu
2.2. Thực trạng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ
2.2.4. Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng internet trong việc bảo vệ quyền lợ
dùng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử vào tháng 9 năm 2018 vừa qua, “hành lang pháp lý cho thương mại điện tử trong đó trụ cột là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP đã đóng một vai trị rất quan trọng trong việc định hướng và tạo môi trường để thương mại điện tử phát triển. Sau 05 năm thực hiện Nghị định, cùng với sự phát triển và lan tỏa của cơng nghệ số hóa, thương mại điện tử đã góp phần tạo ra diện mạo và phương thức vận hành mới của hệ thống phân phối nói riêng cũng như lĩnh vực thương mại nói chung tại Việt Nam.”
Hiện nay, Việt Nam có trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, vượt mức trung bình của thế giới là 46,64% và đang trở thành quốc gia có tiềm lực mạnh về phát triển thương mại điện tử. Việt Nam có khoảng 33 triệu dân đã từng tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 6,2 tỷ USD năm 2018, đóng góp 3,8% doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Hoạt động thương mại điện tử ngày càng đa dạng, khơng chỉ trên máy tính, mà cịn trên các thiết bị hiện đại khác như điện thoại thơng minh, máy tính bảng; khơng chỉ diễn ra trên các website thương mại điện tử, mà còn qua các ứng dụng trên nền tảng di động. Việc mua hàng trực tuyến dần trở thành hoạt động phổ biến của người dân, đặc biệt là người tiêu dùng tại khu vực thành thị.
Thực hiện quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, từ năm 2013 Bộ Công Thương đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký/thông báo website/ứng dụng thương mại điện tử qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn). Số lượng DN và cá nhân thực hiện thủ tục thông báo/đăng ký tăng nhanh trong giai đoạn 2013 – 2017, cụ thể: từ 1.923 tài khoản doanh nghiệp năm 2013 lên 26.622 tài khoản năm 2017 (tăng 13,8 lần); từ 305 tài khoản cá nhân năm 2013 lên đến 9.193 năm 2017 (tăng 30,1 lần); từ 344 hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử năm 2013 lên 3.449 hồ sơ năm 2017 (tăng 10 lần); từ 518 hồ sơ thông báo website thương mại điện tử bán hàng lên đến 35199 hồ sơ năm 2017 (tăng 67,9 lần)
Số liệu thống kê từ Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử cho thấy, đến năm 2017, số lượng website thương mại điện tử bán hàng được xác nhận thông báo là 18.783 website, tăng 29 lần so với năm 2013; trong khi đó, số lượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được xác nhận đăng ký năm 2017 là 914 website, tăng 5,8 lần so với năm 2013.
Tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày internet Việt Nam được tổ chức vào tháng 11 năm 2017, Đại diện Bộ Thông tin và truyền thông cho biết: Trong 20 năm phát triển vượt bậc của Internet, hàng tỷ người trên toàn thế giới đã cùng nhau xây dựng để biến Internet trở thành một nền tảng gắn kết mọi nguồn lực ở khắp các quốc gia để chia sẻ thông tin, kiến thức trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.Tại Việt Nam hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào tất cả các ngõ ngách của cuộc sống, từ một người nông dân, một người công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ cơng nhân đều có thể tìm được thơng tin trên Internet. Chính Internet đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hiện nay.
Để có được sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam ngày hôm nay, chúng ta cần ghi nhận sự phát triển vượt bậc của hạ tầng viễn thông, CNTT tại Việt Nam. Từ con số 0 của những năm đầu ở thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G, 4G với hạ tầng viễn thông Internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn. Từ miền xuôi đến miền ngược, miền núi và hải đảo.
Theo số liệu thống kê khơng chính thức, Việt Nam có trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,64%. Việt Nam nằm trong top các quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á. Có những nguồn số liệu cho thấy, Internet đã phủ sóng tới gần 70% dân số Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam ở tuần lễ cấp cao APEC 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia trong nhóm đứng đầu về số người sử dụng điện thoại di động. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái Internet ở Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ và Bộ TT&TT đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của CNTT, công
nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên Internet, song hành cùng sự phát triển của các lĩnh vực như truyền thơng, quảng cáo, trị chơi điện tử, thương mại điện tử….
Cùng với đó là sự thành cơng của các doanh nghiệp hạ tầng Internet Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT, CMC, NetNam, chúng ta cũng đã có nhiều doanh nghiệp nội dung số lớn như VTC, VNG, VCCorp. Các doanh nghiệp này khơng chỉ có chỗ đứng vững vàng trong nước mà cịn vươn ra cả thị trường khu vực cũng như quốc tế. Nhiều sản phẩm Internet do doanh nghiệp cá nhân trong nước phát triển đã tạo được tiếng vang ở tầm quốc tế. Thế giới đang bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, khơng một ngành nghề nào có thể tách rời khỏi CNTT và Internet. Đặc biệt là khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0.
Với những số liệu được cung cấp bởi Cục Thương mại và Kinh tế số, Bộ Công Thương và đại diện Bộ Thông tin và truyền thơng và truyền thơng nêu trên thì Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ sử dụng internet cao nhất khu vực Châu Á chiếm 54% dân số với mức độ phủ sóng hơn 70% dân số cả nước. Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ xóm, từ thành thị đến nơng thơn, thậm chí cả vùng cao, vùng xa của đất nước, sự phát triển của Internet và các ứng dụng đã làm thay đổi cơ bản diện mạo, đời sống kinh tế của đất nước. Đặc biệt Thế giới đã đang đứng trước cơ hội vơ cùng to lớn đó là đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đem lại cơ hội phát triển vô cùng to lớn cho bất kỳ quốc gia nào biết cách tiếp cận và ứng dụng, nó là cơ hội để các quốc gia phát triển sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước đã phát triển.
Sự phát triển của Internet không chỉ tạo điều kiện thuận tiện cho các lĩnh vực khác của cuộc sống mà cũng tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng.Người tiêu dùng được hưởng sự thuận tiện như tiếp cận thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm về dịch vụ một cách dễ dàng. Người tiêu dùng có thể cùng một lúc so sách các sản phẩm khác nhau về mẫu mã, hình dáng,giá cả, cơng dụng. Người tiêu dùng cũng có thể mua và sử dụng hàng hóa ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chỉ bằng một vài thao tác trên máy tính. Ngồi ra, người tiêu dùng cũng khơng cần mất nhiều công sức để phản ánh, yêu cầu được bảo hành, khiếu nại, người tiêu dùng cũng chỉ cần gửi một phản ánh, hoặc đơn khiếu nại đến doanh nghiệp hay cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong nội tại bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng những mâu thuẫn, với thương mại điện tử đó là vẫn tồn tại những doanh nghiệp kinh doanh khơng chân chính dẫn đếntình hình vi phạm trong thương mại điện tử cũng diễn biến ngày càng phức tạp, xu hướng vi phạm ngày càng tinh vi về cả quy mô và mức độ. Các vụ tranh chấp về thương mại điện tử có xu hướng gia tăng, chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến thơng tin cá nhân; hình thức giao kết hợp đồng; các hành vi lừa đảo mà phổ biến là các giao dịch hàng hóa, dịch vụ khơng đúng như mơ tả, khơng đúng chất lượng hoặc hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt
là tình trạng vi phạm về chính sách tiếp cận và sử dụng thông tin của người tiêu dùng trái phép.
Như vậy, nền tảng phát triển internet của Việt Nam có thể được coi là tốc độ nhanh so với khu vực và thế giới. Điều đó tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội hơn trong việc thực hiện các quyền của mình trong quá trình giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ ở trong nước và quốc tế. Sự phát triển của internet cũng là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ người tiêu dùng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.