Giải pháp về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thương

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 107 - 111)

5. Bố cục nghiên cứu

3.2. Giải pháp chủ yếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thương

mại điện tử

Thời gian qua, nhiều công nghệ và thiết bị mới đã được đầu tư nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của thương mại điện tử, quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của công nghệ và thiết bị ngày nay vòng đời rất ngắn, sự bùng nổ của cơng nghệ đã làm cho trang thiết bị nhanh chóng bị lạc hậu. Để khắc phục những khiếm khuyết đó cần một số giải pháp liên quan đến vấn đề này là:

- Giải pháp về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối internet:

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thơng tin có vai trị quyết định đến thành cơng của hoạt động thương mại điện tử, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã xác định: “CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng quốc gia”. Xác định thành công của thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư xây dựng Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin.

Để triển khai xây dựng Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thơng tin và thực hiện Nghị quyết nêu trên, 4 nhóm nhiệm vụ mà Chính phủ cần tập trung thực hiện gồm:

(1) Các cấp, các ngành, các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động về phát triển hạ tầng thơng tin để đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13;

(2) Đề ra các giải pháp đặc thù, mang tính đột phá để đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, khả năng làm chủ công nghệ nguồn, sản xuất được các sản phẩm lõi, sản phẩm trọng điểm về công nghệ thông tin, xây dựng các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT mạnh;

(3) Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế mạnh về tài chính và đầu tư nhằm huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực;

(4) Hồn thiện thể chế và mơi trường pháp lý trong kinh doanh thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để phát triển Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại là:

+ Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thơng tin đảm bảo tính khả thi, đầu tư có trọng điểm, tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng đường truyền, đảm bảo khả năng kết nối đến các thiết bị đầu cuối theo xu hướng chung của thế giới…

+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng những công nghệ mới, thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 mà nhiều quốc gia khác đã và đang ứng dụng trong phát triển kinh tế, thương mại điện tử như Blockchain, AI, Big data.v…

+ Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối với quốc tế, kết nối được với các sàn giao dịch thương mại điện tử trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ được người tiêu dùng Việt Nam;

+ Xây dựng Chương trình đầu tư nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực công nghệ thơng tin đạt trình độ quốc tế, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, phát triển năng lực công nghệ thông tin của quốc gia để đáp ứng yêu cầu kết nối thông tin, trao đổi thông tin của người tiêu dùng;

+ Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển nhanh ngành công nghiệp phần mềm phục vụ cho việc mua bán trực tuyến, thương mại điện tử với chi phí hợp lý

+ Tập trung phát triển mạng internet đến các xã vùng sâu, vùng biên giới hải đảo để người dân có thể tiếp cận được với internet giá rẻ, thơng qua đó tiếp cận được thơng tin thương mại trực tuyến, giao dịch thương mại điện tử;

+ Các cơ quan, doanh nghiệp cần đầu tư phát triển hệ thống thông tin theo hướng tiếp cận các công nghệ hiện đại, ứng dụng các phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, trang bị thêm nhiều thiết bị trạm, máy tính cho cán bộ, nhân viên nhằm tăng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày;

+ Việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phải đảm bảo khả năng kết nối các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành và các địa phương với nhau một cách dễ dàng, đảm bảo an ninh mạng, đảm bảo tốc độ và chất lượng đường truyền trong hệ thống;

+ Việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thơng tin phải đảm bảo tính tương thích với các thiết bị và công nghệ mới đang phát triển nhanh, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng khai thác một cách hiệu quả.

+ Cơ quan, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử phải dựa trên năng lực tài chính, khả năng phát triển dể đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của mình có diện tích phù hợp, giao thông thuận tiện, hợp với túi tiền của đơn vị;

+ Cơ quan, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử phải dựa trên năng lực tài chính, năng lực đầu tư cho cơng nghệ để lựa chọn mặt bằng, bố trí diện tích cho các trang thiết bị, máy chủ, các thiết bị lưu trữ phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử;

+ Cơ quan, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử dựa vào chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của cơ quan mình để lựa chọn phương án đầu tư cơ

sở vật chất, trụ sở đảm bảo đủ yêu cầu về diện tích cho cán bộ làm việc, thuận tiện cho việc kết nối internet, mạng nội bộ, kết nối với các thiết bị lưu trữ.

- Giải pháp về phần cứng, trang thiết bị công nghệ thông tin:

+ Cơ quan, doanh nghiệp phải xác định được cơng nghệ nào là phù hợp với mình, phù hợp với năng lực, trình độ sử dụng của cán bộ, phù hợp với năng lực tài chính của đơn vị, phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có;

+ Phần cứng công nghệ, trang thiết bị công nghệ thông tin được đầu tư phải tương thích được với hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện có ở Việt Nam, dễ dàng cài đặt các phần mềm ứng dụng chuyên ngành thông tin thương mại, dễ dàng tương thích hệ thống và kết nối;

+ Đầu tư, trang bị phần cứng, trang thiết bị công nghệ thông tin phải bám sát xu hướng công nghệ thông tin của thế giới, của các quốc gia trong khu vực, thời gian sử dụng dài và dễ dàng nâng cấp, cải tạo;

+ Dựa trên những thông tin vè xu hướng ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới, của các quốc gia trong khu vực để lựa chọn danh mục các trang thiết bị phần cứng, thiết bị công nghệ thông tin phù hợp đế đáp ứng yêu cầu khi sử dụng các công nghệ tiên tiến như icloud, big data, blockchain .v.v...

+ Căn cứ vào quy mô, năng lực chuyên môn của đơn vị để lựa chọn danh mục phần cứng của công nghệ theo hướng bám sát các tiêu chí gọn, phù hợp với nguồn nhân lực, kết nối được với hệ thống.

- Giải pháp về phần mềm, giải pháp công nghệ mới:

Hiện trạng hoạt động thương mại điện tử đã chỉ rõ vai trò của phần mềm, giải pháp công nghệ mới như: Làm tăng khả năng hoạt động và kết nối của hệ thống, tạo ra được nhiều sản phẩm thơng tin phong phú. Mặt khác, nó cũng giúp nâng cao hiệu quả làm việc của các bên tham hoạt động thương mại điện tử, giảm tải được sức lao động của cán bộ, khuyến khích họ sáng tạo hơn trong q trình làm việc. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng công nghệ và phần mềm trong hoạt động thương mại điện tử trong thời gian tới, một số giải pháp cần được thực hiện là:

+ Bám sát vào xu hướng phát triển của các phần mềm ứng dụng trong hoạt động thương mại điện tử để lựa chọn đầu tư các phần mềm phù hợp với năng lực sử dụng, năng lực tài chính của đơn vị;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và các cơ quan hoạt động thương mại điện tử cần lựa chọn những phần mềm dễ dùng, khơng địi hỏi cấu hình phần cứng quá cao. Đặc biệt, phần mềm là hệ điều hành cần chú ý đến khả năng cài đặt, tương thích với các phần mềm cơng cụ khác;

+ Từng bước sử dụng các phần mềm có bản quyền, hạn chế và tiến đến việc không sử dụng các phần mềm khơng có bản quyền, đây là hành động vi phạm cơng ước quốc tế;

+ Các đơn vị cần tìm giải pháp khai thác các phần mềm một cách hiệu quả để tạo ra những sản phẩm thơng tin có chất lượng, đặc biệt là các phần mềm web ứng dụng trong thương mại điện tử, các phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu về thông tin thương mại...

+ Tăng cường ứng dụng các phần mềm trong công tác thu thập thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin về thương mại thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng. Ưu tiên ứng dụng các phần mềm có ngơn ngữ được Việt hóa, giao diện đơn giản, quy trình vận hành phần mềm đơn giản, dễ cài đặt trên các hệ điều hành thông dụng, phần mềm này phải dễ trích xuất các bản ghi, bản báo cáo, dễ dàng lưu trữ...

+ Tùy theo tính chất, yêu cầu của mỗi đơn vị, có thể lựa chọn các phần mềm thương mại có sẵn hoặc th các cơng ty phần mềm xây dựng phần mềm riêng cho mình, các phần mềm phải đảm bảo được tính bảo mật, an ninh hệ thống;

+ Các phần mềm ứng dụng trong việc cung cấp thông tin, thông tin khách hàng trong thương mại điện tử cần được đầu tư, ứng dụng phục vụ việc kết nối với các phương tiện đầu cuối đa dạng như mobile, máy tính bảng trên cơ sở hạ tầng thơng tin đã phát triển tốt, các ứng dụng 3G, 4G phổ biến như hiện nay, tiến tới 5 G trong thời gian tới;

+ Website của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và các cơ quan kinh doanh thương mại phải có giao diện thân thiện, lột tả được chức năng nhiệm vụ của đơn vị, các chính sách của Đảng và Nhà nước về thương mại, các quy định về hoạt động thương mại điện tử, về quyền của người tiêu dùng, cập nhật nhanh và chính xác...

+ Cũng như các cơ quan khác, việc đầu tư xây dựng, ứng dụng các phần mềm tại các cơ quan của Bộ Công Thương cần đáp ứng được các yêu cầu nêu ở trên. Ngoài ra, cần đầu tư phát triển những phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho việc xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu chung của ngành, chia sẻ được giữa các cơ quan trong Bộ trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, thương mại điện tử;

+ Thông qua kết nối mạng, kết nối internet, các website của các cơ quan này phải tạo được liên kết với các kênh thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, cơ quan bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khác, làm nhịp cầu kết nối được hoạt động thương mại với thị trường tín dụng, thị trường lao động, đẩy nhanh quá trình thanh tốn điện tử...

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 107 - 111)

w