5. Bố cục nghiên cứu
3.2. Giải pháp chủ yếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ
3.2.3. Giải pháp của các cơ quan quản lý
Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện từ sẽ phát huy tác dụng cao nếu có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được triển khai một cách có hiệu quả. Các giải pháp của các cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện rõ theo các nội dung.
a) Giải pháp về tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử:
Hiện nay, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng đều do các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đảm nhiệm, các cơ quan đó là:
- Cục quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
Mỗi cơ quan quản lý nhà nước ngành đều thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Hiện nay, các cơ quan này hoạt động dựa trên chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức dựa vào Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong tình hình mới.
Các cơ quan trong hệ thống chưa phát huy hết thế mạnh của mình, chưa có sự tương tác, phối hợp nhịp nhàng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vể thương mại điện tử, bảo vệ quyền người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Cụ thể:
+ Nhà nước và Bộ Công Thương cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn nữa về phạm vi hoạt động, trách nhiệm, thẩm quyềncủa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử để các cơ quan trên dễ dàng tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn;
+ Từng cơ quan cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, phạm vi hoạt động, nhiệm vụ chun mơn của mình được phê duyệt tại quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và từ đó quyết định cơ cấu tổ chức cơ quan, số lượng các đơn vị trực thuộc, số đơn vị làm chun mơn trực thuộc, số phịng ban quản lý, tham mưu giúp việc cho lãnh đạo cơ quan một cách đơn giản, linh hoạt;
+ Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của họ thông qua tổng đài tư vấn 1800.6838. Tổng đài này hiện nay chưa được nhiều người biết, phạm vi hoạt động vẫn cịn nhiều hạn chế;
+ Trong tình hình đất nước đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, thực hiện các cam kết quốc tế, thực hiện các cam kết khi tham gia các FTA với các nước, khu vực, tổ chức kinh tế lớn. Các cơ quan này cần năng động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình, xây dựng các kế hoạch dài hạn, đề xuất với Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật, chính sách quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng sự thay đổi của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang diễn ra trên thế giới.
b) Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử:
Chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quyết định tới chất lượng hoạt động của các cơ quan này trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giải pháp về nguồn nhân lực tại các cơ cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tương lai là:
+ Các giải pháp về nguồn nhân lực tốt phải bắt đầu từ cách tiếp cận tốt của lãnh đạo đơn vị về vai trò, vị trí của từng bộ phận trong cơ quan, nhiệm vụ và năng
lực của từng vị trí lãnh đạo của các đơn vị. Từ đó họ sẽ có quyết sách đúng trong thiết kế và vận hành bộ máy của đơn vị;
+ Đơn vị cần chủ động bố trí nguồn nhân lực tham gia cơng tác quản lý hợp lý so với tổng số cán bộ hiện có trong đơn vị. Thực tế công tác quản lý và sử dụng nhân lực tại các cơ quan này cho thấy tỷ lệ này chưa thực sự hợp lý, cần phải điều chỉnh trong thời gian tới;
+ Các cơ quan cần nghiên cứu, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của mình theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt đảm bảo thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, từ đó bổ nhiệm, bố trí cán bộ quản lý một cách khoa học, tránh lãng phí nguồn nhân lực;
+ Ưu tiên lựa chọn đưa vào quy hoạch nhân sự tại các đơn vị trực thuộc, có giải pháp phát triển những người có tư cách đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ quản lý, trình độ chun mơn cao, có trình độ tin học và ngoại ngữ vào các vị trí lãnh đạo thích hợp.
+ Các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực cần có đề án về nhân lực, trong đó mơ phỏng được u cầu đối với từng vị trí làm việc, có quy hoạch đối với từng vị trí để có phương án tuyển dụng, tái đào tạo, đào tạo tại chỗ cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan;
+ Có chính sách đãi ngộ, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước về chuyên ngành kinh doanh thương mại, quản lý thương mại, bảo vệ người tiêu dùng hoặc các chuyên ngành gần về làm việc tại đơn vị mình;
+ Bên cạnh việc tuyển dụng mới, cần rà soát, đánh giá lại năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình từ đó sắp xếp, bố trí lại các vị trí cơng tác phù hợp với năng lực của từng cán bộ để từ đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có;
+ Có chế độ, chính sách rõ ràng trong việc khích lệ công chức, viên chức tại cơ quan tự học tập, nâng cao trình độ chun mơn;
+ Có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan này thơng qua các khóa đào tạo tại nước ngồi, các nước có trình độn tiên tiến về quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thơng qua các chương trình đạo tạo tiến sỹ, thạc sỹ bằng nguồn ngân sách.
c) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử:
Điều kiện làm việc, mơi trường làm việc ngày càng đóng vai trị quan trọng, tác động đến hiệu quả làm việc của các cơ quan, đơn vị. Thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị vật chất, kỹ thuật và công nghệ mới được các đơn vị sử dụng trong hoạt động của họ.
Hiện nay, vấn đề hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđang gặp nhiều khó khăn cho hoạt động của các cơ quan, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Giải pháp khắc phục những khiếm khuyết này trong thời gian tới:
+ Các cơ quan quản lý nhà nướcquản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcần có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đơn vị mình, các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị phải có mặt bằng làm việc đáp ứng diện tích tối thiểu theo quy định hiện hành, có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt của cán bộ;
+ Các cơ quan chủ quản tạo điều kiện, bố trí đủ diện tích làm việc, lắp đặt các thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho cơng tác chun mơn của đơn vị đó. Hạ tầng, cơ sở vật chất phải tạo điều kiện thuận tiện cho việc kết nối, lắp ráp với thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công nghệ và thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng công nghệ và thiết bị ngày càng cao;
+ Cùng với sự phát triển của quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng xã hội, các đơn vị quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcần được tạo điều kiện, được bố trí trụ sở làm việc ở những vị trí thuận lợi, gắn kết với các hoạt động của các đơn vị liên quan khác một cách dễ dàng, thuận tiện;
+ Thiết kế, cải tạo mặt bằng phù hợp cho việc sắp xếp, bố trí theo cơ cấu tổ chức của đơn vị, thuận tiện cho các hoạt động của từng đơn vị cũng như hoạt động chung của cơ quan;
+ Ưu tiên đầu tư, trang bị những phương tiện, cơng cụ, máy móc thiết bị tiên tiến, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho cán bộ quản lý ngành, cán bộ quản lý liên quan đến công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng.
d) Giải pháp tăng cường liên kết giữa các cơ quan của Bộ Công Thương về quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Mỗi cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương tham gia quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử đều có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, năng lực và phạm vi hoạt động riêng. Ngồi nhiệm vụ phải hồn thành tốt vai trị của mình trong hệ thống để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, các cơ quan này còn thực hiện vai trò chung trong hệ thống thông tin thương mại. Theo nguyên lý hoạt động của hệ thống, mỗi cơ quan là một mắt xích quan trọng, đảm bảo vận hành thơng suốt của hệ thống cần có sự liên kết giữa các khâu, mắt xích với nhau vì mục tiêu chung là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quan khảo sát hệ thống quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngở Việt Nam, tham khảo các tài liệu, các cơng trình khoa học có liên quan đã chỉ ra rằng mối liên kết giữa các cơ quan này chưa thực sự có hiệu quả, nhịp
nhàng, hỗ trợ nhau, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong q trình thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao phó. Để khắc phục vấn đề này trong thời gian tới cần có các giải pháp:
+ Các cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy định pháp lý về phạm vi hoạt động quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđược nhà nước giao cho đơn vị mình. Nghiên cứu, đánh giá hoạt động thực tiễn cần bổ sung cơ sở pháp lý nào, cái nào cần sửa đổi. Từ đó kiến nghị Nhà nước, Chính phủ và các bộ/ngành ban hành những văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan hoạt động thuận lợi, đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với xã hội;
+ Các cơ quan cần chủ động phối hợp với nhau để xây dựng cơ sở dữ liệu chung, tập trung khai thác hạ tầng thơng tin có sẵn, những phần mềm ứng dụng được trang bị. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thương mại, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dung chung sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, cơng sức cho các cơ quan trong hệ thống. Mặt khác, cơ sở dữ liệu chung của ngành sẽ tạo ra sự đồng nhất của thông tin cả về nguồn và về cấu trúc của thông tin;
+ Các cơ quan phải chủ động phối hợp để kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành các chủ trương, đường lối phát triển hoạt động công nghệ thông tin, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là ban hành các chính sách ưu đãi cho sự phát triển thương mại từ theo hướng bền vững gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Các cơ quan quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnên phối hợp, cộng tác cùng chia sẻ các cơ sở dữ liệu có giá trị được mua từ các cơng ty có uy tín ở nước ngồi, tránh lãng phí ngân sách, kinh phí đầu tư cho hoạt động khai thác thông tin đầu vào;
+ Có cơ chế phối hợp trong việc xử các sai phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh thương mại điện tử, chống vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thơng tin và giá cả hàng hóa, thơng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử;
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về sở hữu trí tuệ, về thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử. Phối hợp với nhau, cùng các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các sở ban ngành ở địa phương xử lý nghiêm các vi phạm nếu có yêu cầu một cách nghiêm túc, kịp thời;
+ Phối hợp trong việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo ngắn ngày cho cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan này về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùnghoặc các kỹ năng mềm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được giao phó.