Khái quát về thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 50 - 57)

5. Bố cục nghiên cứu

2.1. Khái quát về thương mại điện tử ở Việt Nam và hiện trạng vi phạm đối vớ

2.1.1 Khái quát về thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua

Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.

Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều doanh nghiệp cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thơng tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.

Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thơng tin từ Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số cơng ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%. Tính đến năm 2017, quy mơ thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 6.2 tỷ USD tăng 24% so với năm 2016. Dự báo năm 2030, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đốn có thể đạt tới 10 tỷ USD.

Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử qua các năm

Theo thống kê mới đây của Tập đoàn iPrice, tổng hợp từ 1.000 DN thương mại điện tử khác nhau, Việt Nam đang tham gia cuộc chơi với “phong độ tốt”, nắm bắt hầu hết các xu thế của khu vực. Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động tại Việt Nam tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017.

Năm qua, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi - số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công.Các DN thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi lên đến 65%, cao nhất trong khu vực. Singapore sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao thứ hai và Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3.

Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… Việc mua sắm online đã khơng cịn xa lạ với người người tiêu dùng Việt.Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều.

Gần đây, trong một báo cáo nghiên cứu của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, được thực hiện thông qua ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cho biết, 25% người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế.

Trong khi đó, 45-50% cho rằng, sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thơng minh/máy tính bảng, thường xun hơn trong tương lai. Kết quả khảo sát năm 2018 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với

năm 2017 (0,9%). Ngồi ra, kết quả khảo sát cịn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online.

Hình 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động

Những con số tăng trưởng vượt xa dự báo chính là nhân tố hút làn sóng đầu tư từ nước ngồi mạnh mẽ hơn vào lĩnh thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể chỉ ra rất nhiều sự kiện như: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas; Central Group mua lại Zalora; Shopee nhận được khoản đầu tư 500 triệu USD từ Tencent; Tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com rót tiền đầu tư chiến lược vào trang Tiki; Sendo hợp tác với 3 nhà đầu tư Nhật Bản...

Hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử rất nhanh, đồng thời phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.

Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Theo dự báo, năm 2018 sẽ là thời điểm của thương mại điện tử khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm trực tuyến.Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người.

Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trực tuyến. Đồng thời, một khi càng nhiều người tiêu dùng biết về thương mại điện tử thì thương hiệu, cung cách phục vụ, nền tảng cơng nghệ, các dịch vụ gia tăng như vận chuyển, thanh toán, hậu mãi, sẽ phải càng hoàn thiện hơn.

Kết quả khảo sát hằng năm của Bộ Công Thương đối với khoảng 3.000 doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2010 đến 2107 cho thấy việc đầu tư và sử dụng máy tính, các dịch vụ CNTT đã trở nên phổ biến trong doanh nghiệp

Hạ tầng cơng nghệ thơng tin: Đã có 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; 61% doanh nghiệp trang bị các loại thiết bị di động ( như điện thoại thơng minh, máy tính bảng... ) để phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp, tăng 11% so với năm 2015

Hạ tầng nguồn nhân lực: năm 2017, 30% số doanh nghiệp được khảo sát có nhân viên chuyên trách CNTT và TMĐT. Nhìn chung, số doanh nghiệp gặp khó khăn về tuyển nhân viên có kỹ năng CNTT, TMĐT tăng so với năm 2015 và 2014, với tỷ lệ tương ứng là 31%, 24% và 27%. Đặc biệt, các kỹ năng quản trị website, sàn giao dịch TMĐT và kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT là những kỹ năng doanh nghiệp khó tuyển dụng nhất.

Hình 2.3: Kỹ năng CNTT, TMĐT doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động

Tình hình ứng dụng thư điện tử e-mail: Số doanh nghiệp có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng e-mail tăng từ 39% (năm 2015) lên 40% (năm 2017); doanh nghiệp có từ 10% - 50% lao động thường xuyên sử dụng e- mail giảm từ 39% (năm 2015) xuống còn 38% (năm 2017), đối với nhóm doanh nghiệp có dưới 10% lao động thường xuyên sử dụng e- mail vẫn giữ nguyên không đổi với 22% qua các năm 2015-2016. Bên cạnh đó, 86% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết thường xuyên sử dụng các công cụ giao tiếp điện tử như Viber, WhatsApp. Skype, Facebook Messenger để trao đổi công việc trong nội bộ. Doanh nghiệp sử dụng e- mail vào mục đích giao dịch khách hàng và nhà cung cấp chiếm đa số (74%), mục đích hỗ trợ thực hiện hợp đồng có 53% doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng có 48% doanh nghiệp và dùng e- mail vào quảng cáo, giới thiệu sản phẩm có 53% doanh nghiệp. Nhìn chung, các mục đích sử dụng e- mail kể trên, tỷ trọng doanh nghiệp thay đổi so với năm 2016 và tăng so với năm 2015.

Tình hình ứng dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử: Số doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử trong giai đoạn 2014-2017 tương ứng chiếm 45%, 48%, 61% và 60%. Năm 2017, mới có 28% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng hợp đồng điện tử trong việc giao dịch với nhà cung cấp hoặc khách hàng ( thấp hơn so với năm 2016, có 31% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử.

Thương mại điện tử trên nền tảng web, kết quả khảo sát năm 2017 của Bộ Công Thương cho thấy: (i) Trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 43% doanh nghiệp có website.

Hình 2.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm

Trong số doanh nghiệp có website, có 49% doanh nghiệp cập nhật thơng tin lên website hàng ngày, 25% doanh nghiệp có kế hoạch cập nhật thơng tin theo tuần; (ii) Chỉ có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tham gia sàn giao dịch TMĐT

Hình 2.5: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm

(iii) 32% doanh nghiệp tham gia khảo sát có tiến hành quảng cáo hoặc bán hàng qua mạng xã hội, tăng 4 điểm % so với năm 2015 và 8 điểm % so với năm 2014, nhưng giảm 3 điểm % so với năm 2016; (iv) Email là hình thức giao dịch được đa số doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn với 79% doanh nghiệp chọn hình thức

này để nhận đơn đặt hàng (39% doanh nghiệp lựa chọn website TMĐT, 32% sử dụng sàn giao dịch TMĐT/mạng xã hội ). Để đặt hàng, cũng có đến 79% doanh nghiệp sử dụng email, 41% doanh nghiệp sử dụng website TMĐT và 29% doanh nghiệp sử dụng Sàn giao dịch TMĐT/mạng xã hội.

Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội

Hình 2.6: Kinh doanh trên mạng xã hội

TMĐT trên nền tảng di động, kết quả khảo sát năm 2017 cho biết:

Chỉ có 17% doanh nghiệp có website phiên bản di động (tăng so với năm 2014 với 15%, nhưng giảm so với năm 2016 với 19%) và 15% doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động ( giảm so với năm 2015 với 18%, tăng so với năm 2014 với 11%

Chỉ có 29% doanh nghiệp triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động

Thời gian trung bình mà khách hàng lưu lại khi truy cập vào website TMĐT phiên bản di động/ứng dụng bán hàng: từ 5-10 phút có 41% doanh nghiệp, dưới 5 phút có 30% doanh nghiệp, từ 10-20 phút có 15% doanh nghiệp và trên 20 phút chỉ có 14% doanh nghiệp.

Đánh giá cao hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức: Có 35% doanh nghiệp đánh giá việc bán hàng qua website của doanh nghiệp là hiệu quả ( tăng so với 22% doanh nghiệp của năm 2015); có 39% doanh nghiệp đánh giá việc bán hàng qua mạng xã hội là hiệu quả ( tăng so với năm 2015 với 17% doanh nghiệp); có 22% doanh nghiệp đánh giá việc bán hàng qua ứng dụng di động là hiệu quả ( tăng so với năm 2015 với 14%); và chỉ có 18% doanh nghiệp đánh giá cao việc bán hàng qua sàn giao dịch TMĐT.

Tình hình vận hành website TMĐT/ứng dụng di động. Về cập nhật thơng tin trên website hàng ngày có 49% doanh nghiệp, theo tuần có 25% doanh nghiệp, thi

thoảng cập nhật có 18% doanh nghiệp và chỉ có 8% doanh nghiệp cập nhật theo tháng. Về chi phí đầu tư, vân hành website, có 60% doanh nghiệp cho rằng chi phí này chiếm dưới 20% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp; 33% doanh nghiệp có chi phí chiếm từ 20-50% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp; và chỉ 7% doanh nghiệp có mức chi phí lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư.

Hình 2.7: Tỷ lệ cập nhật thông tin lên website

Quảng cáo website TMĐT/ứng dụng di động năm 2017, kết quả điều tra cho thấy:

Để thực hiện quảng cáo website TMĐT/ứng dụng di động, có 43% doanh nghiệp lựa chọn mạng xã hội, 31% doanh nghiệp thực hiện trên các cơng cụ tìm kiếm, 31% doanh nghiệp thực hiện việc này trên báo điện tử, 18% trên báo giấy, 14% doanh nghiệp thực hiện trên các phương tiện khác, chỉ 11% doanh nghiệp chọn ứng dụng di động để quảng cáo và còn 23% doanh nghiệp chưa thực hiện quảng cáo.

Chi phí quảng cáo website/ứng dụng di động, 56% doanh nghiệp có chi phí dưới 10 triệu đồng, 36% doanh nghiệp có chi phí từ 10-50 triệu đồng, chỉ 8% doanh nghiệp có chi phí quảng cáo trên 50 triệu đồng.

Xét trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là hai khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp chi cho quảng cáo trực tuyến trên 50 triệu đồng lớn nhất, lần lượt là 14% và 12%.

Hình 2.8: Chi phí quảng cáo phân theo nhóm thành phố trực thuộc Trung ương

Đánh giá hiệu quả việc quảng cáo website/ứng dụng di động: Có 46% doanh nghiệp đánh giá thực hiện qua mạng xã hội là hiệu quả, 39% doanh nghiệp đánh giá thực hiện qua cơng cụ tìm kiếm là hiệu quả; 22% doanh nghiệp cho rằng qua tin nhắn và ứng dụng di động là hiệu quả và chỉ có 21% doanh nghiệp cho rằng việc quảng cáo qua báo điện tử là hiệu quả.

Hình 2.9: Đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo website/ứng dụng di động

Nhìn chung hiệu quả đem lại từ kênh quảng cáo thông qua các mạng xã hội trong hai năm trở lại đây không thay đổi, tuy nhiên hiệu quả quảng cáo từ các cơng cụ tìm kiếm có chiều hướng giảm

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 50 - 57)

w