Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 111 - 115)

5. Bố cục nghiên cứu

3.2. Giải pháp chủ yếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

3.2.5 Các giải pháp khác

Bên cạnh những giải pháp về phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin, phát triển nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử, các giải pháp về quản lý nhà nước, kiểm tra và giám sát hoạt động thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, một số giải pháp khác hỗ trợ cần được thực hiện là:

- Các giải pháp về việc tăng cường nhận thức về vai trị, vị trí thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử trong bối cảnh tác động mạnh từ CMCN 4.0

+ Cần thay đổi cơ bản trong nhận thức về thương mại điện tử cho lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyển các địa phương, các đơn vị quản lý thị trường, lãnh đạo các doanh nghiệp thông qua các hội thảo học thuật, hội thảo chuyên ngành, các lớp tập huấn... để họ có những quyết sách đúng cho hoạt động của mình.

+ Cần xác định rõ thương mại điện tử là hình thức kinh doanh tiên tiến, sẽ thay thế dần vai trị của thương mại truyền thơng để có các cơ chế, chính sách phù hợp giúp hoạt động thương mại điện tử được tiến hành tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến, bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng, được đầu tư bài bản, khoa học.

+ Để phát triển thương mại điện tử gắn liên với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì cần có nhiều hoạt động khoa học và cơng nghệ, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế chính sách, cơ chế, chính sách thương mại điện tử thì nhà nước cần có những đặt hàng cụ thể (có yêu cầu, có nội dung cần đạt được, có kinh phí ...).

+ Cần nhận thức rõ thương mại điện tử là một xu thế tất yếu khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động thương mại.

+ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt học thuật về thương mại điện tử để thơng qua đó nâng cao sự hiểu biết về vai trị của thương mại điện tử cho các cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước để họ có sự quan tâm thỏa đáng đối với sự phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay và giai đoạn tới.

+ Tuyên truyền, phổ cập các kiến thức về pháp luật, về vai trò thương mại điện tử cho cán bộ, công chức đang tham gia hoạt động quản lý, đang làm chuyên môn về thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức của họ, tránh những sai sót khơng đáng có trong q trình thực thi cơng việc.

+ Tuyên truyền, đào tạo các kiến thức về pháp luật, về chuyên môn thương mại điện tử cho lãnh đạo các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến để họ có nhận thức đúng về vai trị, nhiệm vụ, quyền lợi của họ khi tham gia hoạt động này. Qua đó họ có sự chỉ đạo cán bộ, nhân viên dưới quyền thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn để nâng cao ý thức của người tiêu dùng về thương mại điện tử giúp họ tham gia mua bán và có hành động bảo vệ quyền lợi của chính họ thơng qua công cụ pháp luật, qua hội bảo vệ người tiêu dùng...

- Giải pháp nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam:

Mọi hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều bắt đầu từ nhận thức về vấn đề đó. Liên quan đến sự phát triển của thương mại điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, các cơ truyền thông cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn và định hướng các doanh nghiệp, người tiêu dùng về vai trò của thương mại điện tử trong đời sống, trong kinh doanh và trong hoạt động thương mại.

Thứ nhất, tuyên truyền cho doanh nghiệp biết tầm quan trọng của thương mại

điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn cho người tiêu dùng biết cách tiếp cận thương mại điện tử hợp pháp, cập nhật, để họ đưa ra quyết định đúng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Thứ hai, tuyên truyền cho doanh nghiệp, người tiêu dùng những kiến thức

pháp luật về thương mại điện tử, về quyền tiếp cận thơng tin của họ. Qua đó khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư, chuyển hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ trở thành các kênh giám sát hoạt động thương mại điện tử giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các sở ban, ngành trong việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này trong thực tiễn;

Thứ ba, tuyên truyền, vận động nhằm giúp doanh nghiệp và người dân cách

tiếp cận khoa học hơn với thương mại điện tử, giúp họ quyết định lựa chọn nơi mua bán sản phẩm. Qua đó tạo đầu ra cho các sản phẩm của hoạt động sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động cho chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, khuyến khích đầu tư công nghệ và thiết bị mới, giải pháp quản lý mới vào lĩnh vực này;

- Các giải pháp về tài chính

Hiện nay, ngồi những rào cản về hành lang pháp lý, thủ tục hành chính, những vướng mắc về tài chính cũng đang gây những khó khăn nhất định đối với hoạt động và sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để tháo gỡ những vướng mắc đó, cần có những giải pháp:

cho các cơ quan/đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý thương mại điện tử:

+ Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định chi tiêu mang tính đặc thù của hoạt động thương mại điện tử theo hướng thơng thống hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử trong các hoạt động của mình;

+ Bộ Tài chính cần ban hành chế độ ưu đãi hơn nữa, linh hoạt hơn nữa về thuế, thuế suất, phạm vi và đối tượng đóng thuế do các hoạt động kinh tế phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử;

- Giải pháp về khoa học và công nghệ

Cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội, khoa học và công nghệ đã trở thành động lực, tiềm lực và sức mạnh của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Nó tạo ra lợi thế so với các đối thủ, giải phóng sức lao động, khuyến khích sự sáng tạo trong hoạt động của cán bộ.

Được sự quan tâm của chính phủ và các bộ/ngành, thời gian qua, một số cơng trình nghiên cứu, một số sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực này đã được áp dụng vào thực tiễn và đã có được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, một số giải pháp về khoa học và công nghệ cần được thực hiện là:

Một là, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ chủ quản của các cơ quan thực

hiện việc đăng ký cấp phép hoạt động khoa học và công nghệ, cần tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan này được thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ;

Hai là, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công

Thương hàng năm đặt hàng, giao các nhiệm vụ nghiên cứu mới cho các nhà khoa học đang làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng;

Ba là, các bộ/ngành cần đổi mới hoạt động quản lý khoa học, đổi mới quy

trình quản lý hoạt động khoa học và cơng nghệ nói chung, hoạt động khoa học và cơng nghệ tại từng bộ ngành nói riêng. Đổi mới hoạt động này sẽ mang lại nhiều cơ hội, sự tiện lợi trong hoạt động nghiên cứu khoa học;

Bốn là, Bộ Khoa học và Cơng nghệ cần phải có những đổi mới trong việc xây

dựng các chương trình khoa học cơng nghệ quốc gia về thương mại điện tử, công nghệ thông tin, lồng ghép được nội dung thương mại điện tử vào các chương trình đó;

Năm là, các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở các cấp

cần cải tiến quy trình xây dựng danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm, xây dựng các tiêu chí rõ ràng trong việc lựa chọn, đánh giá những nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được triển khai, khắc phục cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại như hiện nay;

Sáu là, từ những kết quả nghiên cứu thông qua các nhiệm vụ khoa học và

công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử đã được nghiệm thu, đánh giá lựa chọn những đề tài có tính khả thi cao cho phép tiếp tục những dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn;

Bảy là, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác

nghiên cứu, triển khai tại các viện, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dung. Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở dữ liệu ngành, trong đó có cơ sở dữ liệu khoa học và cơng nghệ thương mại. Nâng cấp và đẩy mạnh hoạt động của thư viện điện tử ngành thương mại, kết nối được hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, tạo điều kiện để các nhà khoa học, cán bộ, nghiên cứu sinh tham khảo tài liệu có giá trị.

- Giải pháp về hợp tác quốc tế

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, hợp tác quốc tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu. Hợp tác quốc tế mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, tiếp cận được trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến, tiếp cận được trình độ quản lý cao hơn. Thời gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã được chính phủ và các bộ/ngành quan tâm nhưng hiệu quả và thành tựu của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp:

+ Thông qua các bộ/ngành, các tổ chức trong và ngoài nước thiết lập quan hệ với các cơ quan thông tin kinh tế, thông tin thương mại, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, tổ chức phi chính phủ, các trường đại học chuyên ngành thương mại, kỹ thuật có tên tuổi trên thế giới;

+ Duy trì các mối quan hệ sẵn có với các tổ chức quốc tế, các trường đại học nước ngồi, xây dựng chương trình hợp tác sát thực với thực tiễn hoạt động thương mại điện tử Việt Nam thời gian qua, bám sát mục tiêu phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới để xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế;

+ Cụ thể hóa các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua hoạt động đào tạo, đề nghị phía bạn tài trợ học bổng, chỉ tiêu đào tạo, cử các sinh viên ưu tú tham gia các khóa học tại các trường đại học danh tiếng về chuyên ngành kinh tế, quản lý thương mại, thương mại điện tử. Cử những cán bộ đã tốt nghiệp đại học đang làm việc trong các cơ quan của hệ thống có năng lực chun mơn, ngoại ngữ tham gia các khóa đào tạo sau đại học;

+ Thường xuyên tổ chức hoạt động trao đổi đoàn giữa hai bên, chúng ta nên cử các cán bộ có năng lực, có vai trị trong cơ quan quản lý về thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng tham gia đồn để họ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của đối tác về áp dụng cho Việt Nam hoặc rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng trong tương lai gần;

+ Tổ chức, tham gia các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiều dùng trong thương mại điện tử để các nhà khoa học, các lãnh đạo ngành này của nước ta đón nhận những kiến thức, mơ hình hoạt động mới của các nước tiên tiến, các quốc gia khác có xuất phát điểm giống chúng ta đã phát triển nhanh và bền vững thương mại điện tử;

+ Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ dữ liệu về thông tin thương mại, dữ liệu về thị trường hàng hóa, một số mặt hàng... với các đơn vị đối tác, nhằm khai có hiệu quả nguồn thơng tin đó.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 111 - 115)

w