Các biện pháp về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 34 - 40)

5. Bố cục nghiên cứu

1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

1.2.3. Các biện pháp về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Thời gian qua, cùng với việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong các FTA mà chúng ta đã ký kết với các đối tác, các kết hội nhập khác. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng. Bộ Cơng Thương, Bộ Thơng tin và Truyền thơng, các bộ ban ngành khác, UBND các tỉnh thành, các Sở Cơng Thương các tình đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ người tiêu dùng.

- Mục tiêu của các biện pháp:

+ Hạn chế gia tăng hành vi xâm phạm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thương mại điện tử đối với ngươi tiêu dùng;

+ Tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử về hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

+ Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

- Công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử:

Để tạo hành lang pháp lý, có được hệ thống các chế tài cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử thời gian qua Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên tục nghiên cứu, đánh giá những tác động của các luật có liên quan đến thương mại điện tử. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thương xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nhằm đánh giá việc thực hiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, phát hiện những bất cập trong quá trình thực thi pháp luật về lĩnh vực này làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng luật, điều chỉnh hệ thống luật hiện hành phù hợp với yêu cẩu của thực tiễn, yêu cầu của quản lý nhà nước về thương mại điện tử, về quyền lợi của người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã từng bước nghiên cứu, tổ chức thực hiện, đề xuất điều chỉnh một số Luật, Nghị định có liên quan đến hoạt động của thương mại điện tử:

- Triển khai thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, làm căn cứ bảo vệ người tiêu dùng khi có tranh chấp xẩy ra;

- Triển khai các nội dung của Quyết định 3916/QĐ-BCT ”Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015”, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, bảo vệ người tiêu dùng;

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định 106/2011/NĐ-CP “ Nghị định số 106/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số”. Ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch thư điện tử, các e- mail, để có thể dễ dàng mua hàng trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, đầu tư chứng khốn trực tuyến, thanh tốn trực tuyến mà khơng lo sợ bị đánh cắp tiền so với việc dùngcác tài khoản Master, Visa. Ngoài ra, chữ ký số còn dùng để nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và thông quan trực tuyến. Chữ ký số giúp các đối tác có thể ký hợp đồng với nhau hồn tồn trực tuyến khơng cần gặp trực tiếp nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi file qua e-mail. Các biện pháp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt thương mại điện tử;

- Triển khai thực hiện Thông tư 20/2017/TT-BTTTT Quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thơng tin mạng trên tồn quốc. Thơng tư 20 quy định về điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng trên toàn quốc đã được Bộ TT&TT ban hành. Có hiệu lực từ ngày 1/11/2017, Thông tư 20 áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng. Theo đại diện

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Thơng tư 20 cùng với Quyết định 05 trở thành hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng. Thông tư 20 quy định rõ các nguyên tắc điều phối, ứng cứu sự cố. Theo đó, ngồi việc tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng, hoạt động điều phối, ứng cứu phải đảm bảo chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngồi;

- Triển khai thực hiện Thơng tư 20/2017/TT-BTTTT Quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an tồn thơng tin mạng trên tồn quốc. Theo đó, Bộ Thơng tin và Truyền thông là Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an tồn thơng tin mạng quốc gia và Ban điều phối khẩn cấp bảo đảm an tồn thơng tin mạng quốc gia; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – VNCERT – là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố.

Bên cạnh đó, cịn có Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an tồn thơng tin mạng quốc gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố ở cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

- Công bố và từng bước triển khai thực hiện Quyết định số 1563/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn này sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót của Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015, đề ra mục tiêu và các chính sách, giải pháp cụ thể để đưa TMĐT Việt Nam trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thơng tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với vai trị là một văn bản chính sách mang tính định hướng vĩ mơ, Kế hoạch tổng thể sẽ đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển lớn cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam, từ các mục tiêu về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, cho đến mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Tương ứng với các mục tiêu này là những giải pháp mang tính tổng quan, địi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước nhằm phát triển hài hịa mọi khía cạnh của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngoại biên.

Kế hoạch tổng thể đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 theo bốn nhóm chỉ tiêu: hạ tầng cho thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, và mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong đó xác định rõ các chỉ tiêu định lượng về thương mại điện tử, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng tâm về quy mô thị trường và mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ quan nhà

nước. Để đạt được các mục tiêu cụ thể, Kế hoạch tổng thể đề ra bảy nhóm nhiệm vụ chính cần triển khai trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm:

+ Hồn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT, bao gồm: rà sốt, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này.

+ Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về TMĐT; đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT và các hoạt động hỗ trợ TMĐT; đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính cơng.

+ Đầu tư xây dựng và hồn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho thương mại điện tử.

+ Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, trong đó tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông.

+ Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, trong đó tập trung vào việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, phát triển ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động và phát triển nội dung số cho TMĐT, phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên cơng nghệ tiên tiến, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, tập trung vào các hoạt động sau - Hỗ trợ phát triển TMĐT tại các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm; Tập trung đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực; Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mơ hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, nghiên cứu, đề xuất phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa phương về thương mại điện tử.

- Triển khai, tổ chức tập huấn, thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cho cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, các hội bảo vệ người tiêu dùng. Các Hội nghị tập huấn nhằm trang bị cho các tổ hội phụ nữ tại các phường những kiến thức để lựa chọn thực phẩm sạch, sự hiểu biết về quyền lợi của mình trong các mối quan hệ giữa người tiêu dùng với các đơn vị kinh doanh và nhà

sản xuất, trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa trong những trường hợp sử dụng phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, thực phẩm khơng đảm bảo an tồn vệ sinh.

- Phổ biến, tổ chức thực hiện Nghị định 25/2014/NĐ-CP của Chính Quy định về phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng cơng nghệ cao cho cán bộ làm công tác quản lý thị trường, quản lý nhà nước về thương mại điện tử và kinh tế số;

- Tổ chức giới thiệu, triển khai thực hiện Luật về Thương mại điện tử tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Chủ thể tham gia hoạt động TMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự. Pháp luật về TMĐT được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thơng qua TMĐT an tồn, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.Hành lang pháp lý về TMĐT tương đối đầy đủ, song ngành chức năng vẫn hết sức lo lắng do tội phạm về TMĐT ngày càng tinh vi, cần phải thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Theo đánh giá của Cục TMĐT và Cơng nghệ thơng tin, trong vịng 5 năm tới, thị trường TMĐT sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Hạ tầng internet, công nghệ thông tin truyền thông cho TMĐT phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm sử dụng cơng nghệ cao “tấn cơng”. Chính vì điều đó, trong những năm tới tình hình vi phạm trong TMĐT sẽ diễn biến hết sức phức tạp, xu hướng ngày càng tinh vi hơn về cả quy mô và mức độ. Cục TMĐT và Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật và phối hợp với các đơn vị liên quan như Quản lý thị trường, Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao… trong việc xử lý các hành vi lợi dụng TMĐT để trục lợi, lừa đảo. Đặc biệt đối với các nhóm hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, nhóm các website cung cấp dịch vụ TMĐT, cần tăng cường công tác cảnh báo tới người tiêu dùng, nhằm mục tiêu minh bạch thông tin, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm lòng tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến.

- Lực lượng chính tham gia thực hiện:

+ Tổng cục quản lý thị trương, Bộ Công Thương;

+ Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương; + Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương;

- Một số giải pháp do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý thị trường- Bộ Công Thương thực hiện:

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp về triển khai thực hiện, phổ biến cơ sở pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước của ngành công thương thời gian qua cũng đã thực hiện một số biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử:

+ Triển khai, phổ biến các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký website tham gia hoạt động thương mại điện tử. Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực TMĐT đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

+ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành xử phạt một số Công ty, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử không thực hiện đúng yêu cầu tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ đối với hoạt động của website thương mại điện tử. Điển hình cho những biện pháp này là Bộ Cơng Thương đã lập đồn kiểm tra liên ngành. Kiểm tra và xử lý vi phạm tại Công ty Cổ phẩn Con cưng, Lazada v.v...

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương đang chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các đơn vị trong Bộ tiếp tục rà soát tổng thể các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ/thực thi công vụ của cán bộ, công chức lực lượng QLTT và Bộ Công

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w