Bài học gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 48 - 50)

5. Bố cục nghiên cứu

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mạ

1.3.2. Bài học gợi mở cho Việt Nam

Việc nghiên cứu những bài học kinh nghiệm ở một số quốc gia phát triển, hệ thống pháp luật tiên tiến trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử đã gợi mở cho Việt Nam một số bài học

Thứ nhất.Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đủ mạnh:Do đặc thù

riêng của công tác bảo vệ người tiêu dùng (yêu cầu gần với quần chúng, thị trường, bảo vệ quyền lợi cho một số đông khơng được tổ chức, khơng có chun mơn, thiếu thơng tin và thường rất yếu thế về khả năng thương lượng), do đó cần có mạng lưới cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương. Do vậy, cần xây dựng được mạng lưới cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có đủ thẩm quyền và nguồn lực (về nhân lực và vật lực) trải dài trên phạm vi cả nước. Nếu không làm được điều đó e rằng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thông thường cũng chưa được thực hiện chưa nói đến bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử. Bước tiếp theo là nâng cao trình độ của cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng với sự phát triển của thương mại điện tử đặc biệt trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Thứ hai:Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng:Cần có

một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính đặc thù phù hợp với tính chất, giá trị của các giao dịch của người tiêu dùng. Kinh nghiệm nổi bật của các quốc gia nói trên, đặc biệt trong trường hợp của Malaysia, là hệ thống này phải tách biệt khỏi hẳn hệ thống tồ án thơng thường, với những đặc tính chun biệt như đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng phù hợp với giá trị giao dịch tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt,

đặc thù sử dụng môi trường mạng cho nên cũng cần có cách thức tiếp nhận và giải quyết khiếu nại phù hợp với sự phát triển của môi trường thương mại điện tử.

Thứ ba: Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả: Cơ chế phối hợp được

đề cập ở đây là cơ chế phối hợp trong nội bộ cơ quan được giao, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan theo chiều dọc và chiều ngang, trong nước và quốc tế. Cơ chế phối hợp trong nội bộ các cơ quan được giao cụ thể tại Trung ương là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với các đơn vị quản lý nhà nước khác trực thuộc Bộ Công Thương như, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng Cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước Báo Công Thương…hoặc tại các Sở Cơng Thương cũng cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Phịng được giao cơng tác này (Phịng quản lý thương mại) với các phòng ban khác như Thanh tra sở, Chi Cục quản lý thị trường. Trường hợp khác là tại các Bộ khác, Sở khác cũng được giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực của mình, thì cần có cơ chế phối hợp, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn để triển khai tốt hơn công tác này. Hơn nữa, do đặc thù của thương mại điện tử có thể có các giao dịch xuyên biên giới, do vậy cần xây dựng cơ chế nhằm phối hợp cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong nước và cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở thế giới nhằm giải quyết các khiếu nại xuyên biên giới.

Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: Khảo sát kinh nghiệm của

Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc hồn thiện khn khổ pháp lý là rất quan trọng. Theo đó để phát triển và bảo vệ tốt cho người tiêu dùng cần phải có một hệ thống pháp lý đủ mạnh, đầy đủ nhằm cung cấp tính pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử, thanh toán điện tử…

Thứ năm: Tăng cường tuyên truyền và đào tạo: Đối với việc nâng cao kiến

thức và nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và thương mại điện tử nói riêng cần có nhiều hình thức phổ biến, tun truyền linh hoạt cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt chú trọng đến đối tượng trẻ có thể áp dụng phương pháp đưa kiến thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử vào các trường học trung cấp, cao đẳng, đại học, các chương trình quảng bá trên thơng tin đại chúng

Thứ sáu: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông: Nền

tảng để phát triển thương mại điện tử là công nghệ thông tin và viễn thông. Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc đều có chính sách phát triển cơng nghệ thơng tin và viễn thông chủ yếu phát triển tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao độ thâm nhập vào internet của các tầng lớp trong xã hội.

Thứ bảy: Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử: Thúc đẩy các ứng dụng

thương mại điện tử trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của đất nước tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu… đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w