. Bẩy là: Xây dựng, hoàn thiện, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng
3.2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhàn ước Việt Nam
+ Cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và đóng vai trò là người chủ trì liên kết các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: về phí chuyển tiền, về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đường truyền thông tin.
+ Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt
động tín dụng. Đồng thời cần nghiên cứu đưa ra các cảnh bảo sớm về các rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng thương mại đang và sẽ đối mặt: rủi ro tập trung danh mục, rủi ro về môi trường kinh tế, ....đây là những cảnh báo sớm rất hữu ích cho các ngân hàng thương mại trong điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế.
+ Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có biện pháp tuyên truyền
để các ngân hàng thương mại nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
+ Với vai trò là cơ quan đầu mối quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng Nhà nước cần có những phân tích và dự báo về diễn biến thị
trường tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ
mô thông qua các mô hình định tính và định lượng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao để
các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ
Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên
tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel, tuân thủ
nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.
Tóm lại: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt đông tín dụng nói riêng thì việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể
tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Để tồn tại được trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải biết chung sống với rủi ro. Do vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng luôn là việc làm hết sức cần thiết mang tính tính sống còn với các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong
điều kiện đó thì ngân hàng thương mại không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế
quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đều
đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý, quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế,
đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả. Nếu thiếu một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu thì không một ngân hàng nào có thể thể
tồn tại lâu dài. Có thể nói quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ cuộc sống trong hoạt
động ngân hàng.
Trước những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu phong phú, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
* Khẳng định rủi ro tín dụng là tất yếu và quản trị rủi ro tín dụng là không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong khuôn khổ của đề tài tập trung nghiên cứu:
* Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng No & PTNT Lạng Giang được nghiên cứu theo hướng: phát hiện các biểu hiện của rủi ro tín dụng, tìm ra nguyên nhân của chúng, đưa ra các giải pháp khắc phục.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng No & PTNT Lạng Giang
được nhìn dưới 3 góc độ: góc độ từ phía ngân hàng, góc độ từ phía khách hàng và góc độ từ môi trường kinh doanh
+ Góc độ từ phía ngân hàng chủ yếu do việc xây dựng và áp dụng quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chính sách và bộ tiêu chí chuẩn trong công tác đo lường, đánh giá, phân tích, ra quyết định xử lý rủi ro còn nhiều vấn đề
bất cập.
+ Dưới góc độ khách hàng, phần lớn do khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng trả nợ hạn chế. Một phần do thông tin về
khách hàng không đầy đủ, thâm chí không chính xác do khách hàng cố tình che
đậy....
+ Góc độ môi trường kinh doanh: hai năm gần đây rủi ro tín dụng phát sinh phần lớn do môi trường kinh tế tác động như sự biến động quá nhanh và không dự
báo trước được sự biến động thị trường, do ảnh hưởng của lạm phát, cuộc chạy đua lãi suất, biến động thị trường chứng khoán...Phần nữa do gần đây điều kiện tự
nhiên không thuận lợi như lũ lụt, dịch bệnh .... đã ít nhiều gây ra rủi ro cho khách hàng vay và kéo theo ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro.
* Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Lạng Giang, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi: tích cực xử lý nợ xấu, nợ
quá hạn; hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng; Cơ cấu lại bộ phận tín dụng mang tính chuyên môn hoá; nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay; tổ chức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho đủ và
đúng; Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao khả năng và hiệu quả trong công tác thu thập thông tin tín dụng; lựa chọn danh mục tài sản
đảm bảo sao cho hợp lý và hiệu quả; đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và có biện pháp đối phó với những thay đổi từ yếu tố bên ngoài. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở
tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bản luận văn còn có mặt hạn chế
cần có sự triển khai nghiên cứu tiếp đặc biệt về các công cụ quản trị rủi ro tín dụng.