Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài qu ố c

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 35 - 37)

i. Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

1.4.1.Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài qu ố c

doanh (VPBank)

Giai đoạn 1996 - 2004 VPBank là một trong số các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, hiệu quả, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém và trong vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN. Dưới sự giúp đỡ của NHNN và Ban lãnh đạo, VPBank đã cải tổ, sắp xếp lại toàn bộ hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau hai năm, hoạt động của VPBank đã có nhiều khởi sắc, dần dần đi vào hiệu quả, quy mô được mở rộng, trị giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần, có cổ đông lớn ở nước ngoài là OCBC (Overseas Banking Corporation). Vượt kế

hoạch chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu giảm, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước. Để đạt được kết quảđó, VPBank đã tích cực trong công tác rà soát, giải quyết triệt để nợ xấu, hoạt động tín dụng được tăng cường đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện ở những điểm sau:

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt

động an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPBank, đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng.

* H thng xếp hng tín dng

Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp

được chia thành ba phần.

Phn mt: Chấm điểm rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng sẽ xác định khách hàng thuộc nhóm cụ thể, sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20, trong một số trường hợp điểm số có thể là dưới không. Tuỳ

vào kết quả chấm điểm, khách hàng được chia thành sáu mức độ rủi ro tín dụng: thấp, thấp, trung bình, trung bình, cao, cao tương ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, dưới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi ro không thu hồi rất cao và tương ứng với sáu loại : A+, A, B+, B, C+, C với mức điểm từ 0 đến 100

điểm.

Phn hai:Đánh giá tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo được đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đưa ra mức cho vay tương ứng.

Phn ba:Đánh giá tín dụng kết hợp

Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 35 - 37)