Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên thế giới 1 Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 37 - 38)

i. Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

1.4.2.Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên thế giới 1 Trung Quốc

1.4.2.1. Trung Quc

* Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu ở Trung Quốc

Tình trạng nợ xấu của Trung quốc không có khả năng thu hồi dồn lại đến thời điểm 31/12/2000 lên tới 25% tổng dư nợ. Ngay năm 2001, Chính phủ Trung

của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Chính phủ

Trung Quốc đã thành lập Ban cơ cấu nợ của chính phủ bao gồm các nhà khoa học và nhà quản lý danh tiếng của Trung Quốc. Dưới ban này có 4 Công ty mua bán nợ

(AMC) được chỉ định đứng ra đặc trách mua lại nợ xấu của 4 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Các giải pháp thực hiện là chính phủ cho phát hành 270 tỷ NDT trái phiếu dài hạn của Chính phủ để tiếp ứng vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Trung ương cho giải phóng khỏi quỹ Dự trữ bắt buộc từ mức 13% xuống còn 8% rồi 6% để tăng cường vốn khả dụng cho các ngân hàng. Nhà nước cho phép các ngân hàng phát hành cổ

phiếu và bán cho chính cán bộ công nhiên viên của ngân hàng mình theo một tỷ lệ

xác định, đồng thời bổ sung quy chế về lập quỹ dự phòng bắt buộc, theo đó, căn cứ

vào bảng phân tích, phân loại tín dụng của cơ quan thanh tra, các ngân hàng thương mại phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ được xếp loại xấu, 75% cho các khoản nợ thuộc loại có vấn đề và 15% cho các khoản nợ có chất lượng không cao và tăng cường kiểm soát khống chế theo 25 tiêu chuẩn thanh tra – giám sát của uỷ

ban Baesl không cho nợ xấu phát sinh. Bằng nhiều “mũi giáp công” quá trình cơ

cấu lại ngân hàng của Trung Quốc đã diễn ra rất quyết liệt. Cùng với việc thẳng tay

đóng cửa, sáp nhập hoặc cơ cấu lại sở hữu. Nhà nước Trung quốc cũng đã buộc phải dùng đến giải pháp “ tư hữu cái còn phát triển” (bằng cách phát hành cổ phiếu) và “ quốc hữu hoá những xác chết chưa chôn trong thùng rác” (bằng con đường dùng vốn ngân sách, vốn phát hành trái phiếu chính phủ để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thông qua các AMC của Chính phủ).

Kết quả xử lý nợ xấu sau hàng loạt các biện pháp cải tổ của Chính phủ Trung Quốc: tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng giảm còn 13,2 % năm 2004 và chỉ

còn 8,9% vào năm 2007.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 37 - 38)