Tình hình hoạt động kinh doanh củaNHNo & PTNT Lạng Giang trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 46 - 49)

i. Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

2.1.2.5.Tình hình hoạt động kinh doanh củaNHNo & PTNT Lạng Giang trong những năm gần đây

Chi nhánh NHNo & PTNT Lạng Giang là một đơn vị hạch toán độc lập có chức năng kinh doanh đa năng về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Huyện Lạng Giang. Trong 20 năm qua NHNo & PTNT Lạng Giang vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng Ngân hàng vừa phục vụ đắc lực sự

nghiệp phát triển kinh tế của đại phương. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước, chếđộ quy định của ngành từng bước phấn đấu đi lên khẳng định vai trò vị trị của mình trong nền kinh tế thị trường.

Để tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, NHNo & PTNT Lạng Giang đã thực hiện các chính sách tiền tệ – tín dụng, các dịch vụ Ngân hàng mềm dẻo linh hoạt và có hiệu quả.

Nhìn chung các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, chất lượng tín dụng, kết quả tài chính, tiêu chí xếp loại của ngân hàng đạt loại AAA. Giữ vững thị phần trên địa bàn Huyện . Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm và công tác huy động vốn luôn được Ban Giám

đốc xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngân hàng không chỉ chú trọng mở

rộng quy mô huy động vốn mà luôn gắn hiệu quả hoạt động huy động vốn với việc giảm thấp chi phí vốn huy động, đây chính là cơ sởđể mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế và cũng là nhân tố quyết định tới tính cạnh tranh trong lãi suất cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác.

Thời kỳ đầu sau ngày thành lập do cơ chế quy định của ngân hàng chỉ cho vay đối với các Hợp tác xã, hộ sản xuất… cho vay các đối tượng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông sản …. Do mức độ tăng trưởng, số lượng khách hàng, dịch vụ ngân hàng rất hạn chế, dư nợ qua các năm có tốc độ tăng nhanh. Sau năm 1995,

được sự tháo gỡ về cơ chế chính sách, đặc biệt là sựđổi mới về quan điểm, phương thức kinh doanh của toàn thể CBCNV, ngân hàng đã bắt đầu có bước chuyển sang kinh doanh đa năng, cho vay tới tất cả các thành phần kinh tế, cho vay mọi đối tượng lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh …. Không ngừng tìm kiếm mở rộng

hàng đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh.

Năm 2011, nền kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình lạm phát trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và người đầu tư

rơi vào tình trạng thực sự khó khăn. Một mặt do các chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để can thiệp đẩy lùi lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế như hạn chế

cho vay, lãi suất đầu vào, đầu ra thay đổi liên tiếp, mặt khác giá cả nguyên vật liệu

đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ kém, hàng tồn kho nhiều, nợđọng cao… dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ, lợi nhuận giảm sút.

Từ thực tiễn trên hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn nhất định do các nhà sản xuất kinh doanh phải cắt giảm sản lượng sản xuất, giảm doanh thu bán hàng, giảm đầu tư, giảm nhân công dẫn đến việc chậm lãi. chậm gốc, nợ xấu phát sinh cao. Trước tình hình đó Ban Giám đốc đã có những chỉ đạo sâu sát chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng với những chính sách linh hoạt trên cơ sở phân loại và đánh giá khả năng của từng khách hàng để áp dụng lãi suất hợp lý, cho vay lại, cho vay quay vòng… đảm bảo hài hoà lợi ích, đúng chếđộ. Do đó năm 2011 ngân hàng vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận và được khách hàng ghi nhận tín nhiệm cao.

Để có được những thành công nhất định trong những năm qua, nhất là trong năm 2011, Ngân hàng một mặt bám sát các mục tiêu, định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam, mặt khác tiếp tục bám sát chương trình trọng tâm phát triển kinh tế của Đảng bộ Huyện, thấu hiểu khách hàng, để từđó có những giải pháp hữu hiệu thành công trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh như: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng dư nợ, quảng bá thương hiệu chiếm lĩnh được thị phần, mở rộng thị trường; Linh hoạt, năng động trong điều hành lãi suất, kế hoạch kinh doanh; Ứng dụng tốt công nghệ tin học và phát triển sản phẩm mới; Không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV để nâng cao đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng do đó đã đạt những kết quả đáng khịch lệ, cụ thể.

+ Đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương,

đó là tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

+ Các sản phẩm dịch vụ truyền thống ngày càng được củng cố, các sản phẩm mới từng bước được hoàn thiện nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày một cao của khách hàng trong và ngoài nước. Số lượng khách hàng giao dịch thường xuyên, có uy tín ngày càng tăng.

+ Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ của đội ngũ nhân viên được nâng cao, chuyên nghiệp hơn, chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ và trong giao tiếp.

Điều hành bài bản, kỷ cương và đồng thuận cao.

+ Nội bộđoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể xuất sắc.

Ngân hàng từng bước khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trên

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 46 - 49)