3. Tỷ lệ số HĐ cho vay bị quá
2.2.3.1. Đánh giá những mặt đã làm được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu các tài sản khác của khách hàng. Toàn bộ chu trình tín dụng được hoàn tất.
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng No & PTNT Lạng Giang
2.2.3.1. Đánh giá những mặt đã làm được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng dụng
Trong quản trị rủi ro tín dụng, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm thích đáng đến rủi ro tín dụng như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. Ngân hàng No & PTNT Lạng Giang ý thức được như thế, đã và đang xây dựng “văn hoá tín dụng” lành mạnh với chương trình quản trị rủi ro tín dụng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được quán triệt. Do đó có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đạt một số kết quả đáng kể sau:
Một là: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng
Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển
được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ
Trong giai đoạn 2009- 2011, Ngân hàng No & PTNT Lạng Giang đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản trị tín dụng đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lượng của những khoản tín dụng gần đây được nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thông tin và hệ thống công nghệ.
Hai là: Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro
Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu bất thường được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết vấn
đề này. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh thường xuyên tổ chức cho cán bộ tín dụng phân tích nợ xấu, nợ quá hạn đểđưa ra kế hoạch thu hồi cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
Cán bộ tín dụng phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác để có biện pháp quản lý từng món nợ hiệu quả nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Cán bộ tín dụng vạch ra kế hoạch cụ thể trước khi tiếp cận khách hàng có những món nợ xấu, nợ quá hạn.
Ban giám đốc đưa ra kế hoạch làm việc cụ thể cho từng khoản vay đã quá hạn, món nợ xấu và những món nợ có dấu hiệu rủi ro.
Luôn xác định xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.
Ba là: Thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên và liên
tục
Hàng tháng ngoài việc kiểm kê tài sản đảm bảo được thực hiện theo nguyên tắc, có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận chức năng: bộ phận tín dụng, bộ phận kế
Trước mắt, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được tiến hành đối với các tài sản đảm bảo của các món nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 để làm cơ sở xác định
đúng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn.
Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên giúp Ngân hàng nắm bắt
được tình hình thực tế về chất lượng và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, từđó
điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, đồng thời
đảm bảo khả năng thu nợ từ tài sản đảm bảo của Ngân hàng khi có rủi ro xẩy ra.
Bốn là: Chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, đội ngũ
cán bộ nghiệp vụ tăng cường về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách.
Phòng Hành chính chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện
+ Đối với cán bộ đang công tác tại ngân hàng, Ngân hàng thực hiện đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉđạo chung của ngân hàng.
+ Đối với cán bộ mới tuyển dụng, NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức tập huấn chế độ cho cán bộ theo từng chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, giáo dục về nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp ngân hàng.
Nhờđó, sau mỗi khoá học nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng ở tất cả các tầng bậc cán bộ làm công tác tín dụng được nâng cao hơn một bước. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.
Năm là: Phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược
Định hướng của Ngân hàng trong những năm vừa qua là hướng tới các đối tượng khách hàng là kinh tế hộ chiếm tỷ lệ lớn 81,2 % trong tổng dư nợ cho vay, trong năm 2012. Ngân hàng cung cấp sản phẩm trọn gói đối với khách hàng, bao gồm cả tiền gửi, dịch vụ và tiền vay, dịch vụ khác, điều này sẽ làm gia tăng lợi ích cho Ngân hàng từ một khách hàng.
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân; đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thông thường, chính sách tín dụng quy định đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phương thức quản lý…Nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ
trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chính sách tín dụng không cụ thể, không thích ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khả năng và mục tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro. Thực tế đã chứng minh NHNo & PTNT Lạng giang đã xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý và chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong những năm qua được đảm bảo .
Quy trình tín dụng lại bao gồm các bước cụ thể hoá chính sách tín dụng, giúp cán bộ tín dụng tiến hành quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay gồm nhiều bước nhỏ nhưng thường được chia thành 4 giai đoạn: phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng, giải ngân, kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Chính vì cán bộ tín dụng cho vay chủ yếu dựa vào các bước trong quy trình tín dụng nên đối với mỗi ngân hàng, quy trình cần được xây dựng cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình để có thể hạn chếđược rủi ro xảy ra.