Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 76 - 85)

. Bẩy là: Xây dựng, hoàn thiện, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng

2.1.3.2.Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân tồn tạ

nhân tn ti

* Góc độ từ phía Ngân hàng

Th nht: trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, vấn đề giải quyết nợ qúa hạn, nợ xấu làm lành mạnh tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng đã rất nỗ lực và đã có nhiều cố

gắng trong công tác này nhưng nợ xấu vẫn tiềm ẩn. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại Ngân hàng đã khống chếđược ở mức dưới 1,5% trong năm 2011 và 6 tháng 2012 tỷ

lệ là 1% .

Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng bước đầu đã có hiệu quả Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và đôn đốc cơ cấu lại thời hạn nợ

vì việc thu hồi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ

tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay.

Th hai: Công cụ quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng đang áp dụng là việc quản trị trên hệ thống IPCAS. NHNo&PTNT Việt Nam Ban hành Qui trình quản lý cấp phát, sử dụng chữ ký số và chứng thư số của NHNo&PTNT Việt Nam để bảo

đảm an toàn tài sản và hệ thống dữ liệu của NHNo Việt Nam. Cán bộ được phép giao dịch trên hệ thống IPCAS phải tự chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các giao dịch của mình trên hệ thống IPCAS.

Kết quả việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank trên chương trình IPCAS là căn cứ để ngân hàng quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng chưa được áp dụng toàn diện với mọi khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Lạng Giang nói riêng mà đang thực hiện theo lộ trình của NHNo Việt Nam đã được Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Hiện nay NHNo&PTNT Lạng Giang đang thực hiện việc chấm điểm , xếp hạng đối với khách hàng là doanh nghiệp và hộ gia

đình, cá thể có mức vay từ 500 triệu trở nên.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng quí một lần vào thời điểm cuối quí, riêng quí IV chấm điểm, xếp hạng khách hàng vào thời điểm 30 tháng 11. Lộ trình áp dụng từ quí I/2012, việc chấm điểm chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của cán bộ tín dụng và số liệu báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến do vậy nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp không minh bạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có mức vay từ 500 triệu trở lên được chấm điểm, xếp hạng khách hàng ngay khi có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Vào ngày cuối cùng của quí và quí IV là ngày 30/11 hệ thống sẽ tựđộng chấm điểm, xếp hạng khách hàng dựa trên thông tin của lần chấm điểm, xếp hạng gần nhất.

Đến nay Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của NHNo Việt Nam đã phát triển phần mềm để hệ thống thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ hàng ngày. Kết quả chấm điểm cuối cùng được áp dụng để phân loại nợ cho khách hàng(SSYS) được kết hợp giữa kết quả chấm điểm thời gian gần nhất(S200)với kết quả hệ thống tựđộng chấm hàng ngày đối với các chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng để tạo thành bảng kết quả chấm điểm hàng ngày (SSYS). Như vậy hàng ngày trên hệ thống IPCAS khách hàng được phân loại nợ theo kết quả xếp hạng trên hệ thống IPCAS thành 5 nhóm:

Nhóm 1 nợđủ tiêu chuẩn gồm các khách hàng xếp hạng AAA, AA, A. Nhóm 2 nợ cần chú ý gồm các khách hàng xếp hạng BBB, BB.

Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn gồm các khách hàng xếp hạng B, CCC, CC. Nhóm 4 nợ nghi ngờ gồm các khách hàng xếp hạng C.

Nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn gồm các khách hàng xếp hạng D.

Căn cứ vào kết quả phân loại nợ trên hệ thống IPCAS ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng vào thời điểm cuối quí theo qui định.

Th ba: Một vấn đề nữa, hiện tại mỗi cán bộ tín dụng đều có Sổ tay tín dụng khá bài bản, nhưng việc thực hiện theo đúng chuẩn của bộ Sổ tay này thì không phải cán bộ tín dụng nào cũng làm tốt. Trong bộ Sổ tay tín dụng có quy định về cơ cấu bộ máy tín dụng, chính sách tín dụng chung, quy trình cho vay, hệ thống bảng chấm

điểm với khách hàng khi cấp tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng, quản lý nợ có vấn

đề. Đó là những chuẩn mực, nếu tuân thủ đúng sẽ rất tốt trong khâu quản trị rủi ro tín dụng.

Th tư: Chất lượng thẩm định chưa cao, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng

Có thể nói tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong thời gian qua tại Ngân hàng có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng thẩm định, hiệu quả hoạt

động kiểm tra, giám sát còn yếu, nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao.

Khâu thẩm định là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong quá trình tín dụng. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định đều do một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thông tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhậy trong việc tiếp cận với những xu hướng phát triển các ngành nghề đang có xu hướng nóng trong nền kinh tế để mở rộng quy mô tín dụng sẽ là rất hạn chế. điều này gây hạn chế rất nhiều cho các khâu tiếp theo trong công tác quản trị

rủi ro tín dụng.

Dễ dàng nhận thấy, nếu khâu thẩm định trước khi cho vay, khâu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không thực sự hiệu quả và khoa học thì rủi ro tín dụng là

điều không thể tránh khỏi.

Th năm: Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã tiến gần với chuẩn mực quốc tế.

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Do vậy, nhằm bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra, các ngân hàng phải tiến hành trích lập quỹ dự phòng từ

nguồn lợi nhuận sau thuế. Trước năm 2005, ngân hàng nông nghiệp phân loại nợ và tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo quy định 488/2000/QĐ - NHNN. Tuy nhiên phân loại nợ theo quy định này chỉ dựa vào thời gian quá hạn thanh toán của từng

khoản vay là chưa phản ánh được hết rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, năm 2005, ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và đến năm 2007 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/07/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều QĐ 493/2005/QĐ-NHNN về

việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó NHNo Việt Nam có Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Hiện nay NHNo Việt Nam thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng theo Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/03/2012. Đây là một sự thay đổi đột phá để tiến gần với chuẩn mực quốc tế. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc, số dư cam kết ngoại bảng và hạch toán vào chi phí hoạt động của Agribank. Dự

phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ. Nhóm 1 : không trích dự phòng; Nhóm 2 trích 5%; Nhóm 3 trích 20%; Nhóm 4 trích 50%; Nhóm 5 trích 100%. Việc trích lập dự phòng phải đảm bảo trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm trích lập dự phòng; Phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn, phát triển bền vững của chi nhánh.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và các trường hợp khó khăn về tài chính của chi nhánh cho vay khi chất lượng các khoản vay suy giảm.

Sáu là: thông tin không đầy đủ

Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả

năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay và là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định trong cho vay. Tuy nhiên những thông tin làm cơ sở để thẩm định và

tính hệ thống, chất lượng thông tin còn chưa cao, như các thông tin về khách hàng vay, thông tin mục đích vay vốn, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo… và các thông tin về thị trường, thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước….

Điểm yếu cơ bản đầu tiên là văn hoá chia sẻ và sử dụng thông tin trong Ngân hàng. Quan niệm chung của mọi người là việc phát hiện rủi ro tín dụng chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận tín dụng tực tiếp, cụ thể là cán bộ tín dụng. Các bộ phận còn lại hầu như không quan tâm đến các thông tin về rủi ro tín dụng và nếu có biết thì cũng không có cơ chế truyền tải thông tin này đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp.

By là: Lạm dụng tài sản thế chấp

Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên Ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần Ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì

đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi

ấy sẽ rất dễ mắc sai lầm chủ quan. Một quan niệm hết sức nguy hiểm cho rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay, khoản vay cần phải được tất toán bằng tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Hơn nữa, nếu khách hàng có xẩy ra rủi ro thì việc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi khoản vay cũng gặp không ít khó khăn do thủ tục thanh lý tài sản rườm rà, phức tạp và giá trị

thu hồi từ tài sản đảm bảo thường thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi. Nên tài sản bảo

đảm chỉ là điều kiện cần không phải là điều kiện đủđể cho vay. Nếu cho vay có bảo

đảm bằng tài sản cán bộ tín dụng phải xác định chính xác quyền sở hữu, quyền sử

dụng, tính lưu thông và sự tồn tại của tài sản.

Tám là: Do áp lực cạnh tranh với ngân hàng khác, do chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu tín dụng, đôi khi do Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đã đặt các khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh, mà những khoản vay có lợi nhuận cao mức độ rủi ro càng lớn.

* Góc độ từ phía khách hàng

Mt là: Nhiều khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên khi gặp rủi ro sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Tình hình tài chính của nhiều khách hàng vay không minh bạch gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp. Các thông tin tài chính của khách hàng cung cấp không trung thực lên khi xét duyệt cho vay việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng không đúng thực chất, không được đánh giá chính xác. Đây là một dấu hiệu tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Hai là: Một khối lượng khách hàng đông đảo của Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do kiến thức kinh doanh và thị

trường còn hạn chế và phần nào đó sản xuất chạy theo diễn biến của thị trường, thấy người khác làm có hiệu quả thì cũng đầu tư làm theo dẫn đến nông sản sản xuất ra không theo nhu cầu thị trường dẫn đến ế ẩm, không tiêu thụ được hoặc giá thành sản phẩm thấp. Khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi là hết sức khó khăn. Mặt khác, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên. Khi sản xuất nông nghiệp mà gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi. Ngân hàng theo đó mà gặp rủi ro.

Ba là: một số khách hàng đã lợi dụng những điểm yếu của Ngân hàng đã tìm cách lứa đảo đểđược vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả mạo (với các thông tin kế toán sai lệch, khai báo giá trị tài sản không đúng, phương án sản xuất kinh doanh ảo….), hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Họ

sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Việc thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn khó thực hiện được, rủi ro tín dụng xuất hiện. Rủi ro gian lận của khách hàng là loại rủi ro khó quản lý nhất. Nếu một con nợ thông minh cố tình lừa đảo thì ván bài gian lận dường nhưđã sẵn sàng triệt hạ chủ nợ. Không có gì ngạc nhiên khi các bằng chứng cho thấy tác giả của

những vụ gian lận kinh động nhất lại là những khách hàng vay nợ thông minh nhất. Vì vậy, đây là nỗi lo lớn của ngân hàng và bản thân cán bộ làm công tác tín dụng. * Góc độ từ phía môi trường kinh doanh

Mt là: Môi trường tự nhiên

Hoạt động kinh doanh nông nghiệp của doanh nghiệp nông nghiệp và hộ

nông dân không chỉ bịảnh hưởng của thị trường nông sản mà còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên. Việt Nam hàng năm vẫn phải chịu thiên tai, lũ

lụt thường xuyên. Tất cảđã làm cho điều kiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp, hộ sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực tài chính,

ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, sức mua giảm sút. Khả năng trả nợ cho Ngân hàng gặp khó khăn.

Hai là: môi trường kinh tế

Rủi ro do biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế

giới: Nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào sự biến động, diễn biến giá cả

của thị trường thế giới. Trong những năm 2010 - 2011, trên thế giới có nhiều biến

động lớn về giá cả các loại nguyên liệu đầu vào như nguyên liệu ngành nhựa, giá xăng dầu, khối lượng xây lắp tồn đọng không thanh toán đúng tiến độ, cơ chế bù giá xây dựng cơ bản duyệt chậm… đã tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, các ngành vật liệu xây dựng và ảnh hưởng không nhởđến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Năm 2011, nền kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình lạm phát trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và người đầu tư rơi vào tình trạng thật sự khó khăn. Một mặt do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ can

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 76 - 85)