Rủi ro tín dụng (3): Mô hình chuyển hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 32 - 33)

Chuyển hạng tín dụng (credit migration) là việc cho credit rating cho các công ty và thay đổi credit rating của công ty theo thời gian tùy theo sự tốt lên hay tồi đi của tình hình tài chính của công ty. Mô hình được dùng phổ biến trong thực tế về

credit migration gọi là CreditMetrics của JPMorgan và RiskMetrics Group.

Trong mô hình này, ta có một ma trận credit migration matrix: các phần tử

trong đó là các xác suất (tần số) để một công ty đang được xếp hạng credit rating này chuyển sang hạng credit rating khác sau 1 năm. Ví dụ, xác suất để 1 công ty từ

hạng BB lên hạng BBB sau 1 năm là 7.73%.

Có thể xem ma trận này trong trang 339 của quyển sách McNeil/Frey/Embrechts (tôi lười không copy lại đây). Xác suất giữ nguyên hạng là cao nhất (từ 65% đến 91% tùy vào là hạng gì) còn các xác suất lên hạng đều thấp (cao nhất là lên từ CCC thành B, được 11%, tức là có 11% số công ty “gần chết” ngoi lên thành “thoi thóp lại” sau 1 năm, trong khi đó 20% số công ty “gần chết” sau 1 năm thành “chết hẳn”).

Theo mô hình này, thì việc chuyển hạn tuân theo nguyên tắc xích Markov, có nghĩa là để tính ma trận chuyển hạng tín dụng sau N năm, chỉ việc lấy lũy thừa bậc N của ma trận 1 năm.

Một điều thú vị theo mô hình này là, khi N tiến tới vô cùng, thì xác suất phá sản tiến tới 1 (dù cho credit rating ban đầu có là AAA). Điều này hợp với thực tế, vì trong số các hãng lớn cách đây 1 thế kỷ, chỉ còn rất ít hãng tồn tại nguyên hình vào thời điểm hiện tại (trong khi đó thì phần lớn các hãng lớn hiện tại còn tương đối trẻ).

1.3.5.2 Một số biện pháp cụ thể

Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, ngân hàng thường sử

dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng sau:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng giang bắc giang (Trang 32 - 33)