Tự chủ trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp nhân viên kinh doanh tại các đại lý ô tô khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo và giả thuyết nghiên cứu

2.3.2. Tự chủ trong công việc

Tự chủ trong công việc đề cập đến đánh giá của một nhân viên về khả năng của họ trong việc tổ chức và thực hiện một quá trình hành động để đạt được các loại hiệu suất được chỉ định cụ thể (Bandura, 1986). Nó khơng liên quan đến những kỹ năng mà người ta có mà là những đánh giá về những gì người ta có thể làm với bất kỳ kỹ năng nào mà người ta sở hữu (Bandura, 1986). Lý thuyết nhận thức xã hội cho rằng ý thức tự chủ trong công việc của một cá nhân trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể sẽ dự đốn hiệu suất hồn thành cơng việc thực tế của cá nhân đó. Lý thuyết cho thấy thêm rằng ảnh hưởng của sự tự chủ trong cơng việc đến hiệu suất hồn thành công việc chủ yếu thông qua sự nỗ lực và sử dụng sáng tạo các khả năng và tài nguyên của họ (Bandura và Wood, 1989). Khi sự tự chủ trong công việc của mỗi nhân viên tăng lên, họ nỗ lực nhiều hơn, trở nên bền bỉ hơn và học cách đối phó với những trở ngại liên quan đến nhiệm vụ (Bandura, 1977). Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng những nhân viên có sự tự chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sẽ thực hiện chúng tốt hơn, kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và đối phó hiệu quả hơn với sự thay đổi (Zhou, 2001). Do đó, tự chủ trong cơng việc là một cơng cụ tạo động lực quan

trọng, mà ảnh hưởng đến sự lựa chọn cá nhân, mục tiêu, phản ứng cảm xúc, nỗ lực, đối phó và sự kiên trì của họ (Gist và Mitcl, 1992).

Những phương pháp để kích thích sự tự chủ trong cơng việc, lịng tự trọng hoặc sự tự tin đã được nhận định như là những yếu tố dự báo hiệu quả để tăng cường sự sáng tạo (Mumford và Gustafson 1988). Thật vậy, sự tự chủ trong cơng việc được xem là có khả năng khái quát ở chỗ nó ảnh hưởng đến các kiểu suy nghĩ, phản ứng cảm xúc và sự phối hợp hiệu suất thông qua việc sử dụng các kỹ năng phụ, khéo léo và tháo vát (Gist và Mitchell 1992). Vì vậy, giả thuyết H2a được đề xuất như sau:

Giả thuyết H2a: Tự chủ trong cơng viiệc có tác động cùng chiiều đến sự sáng tạo của nhân viên

Sự gắn kết với công việc là một trạng thái tâm lý tích cực, được đặc trưng bởi sức sống, sự cống hiến và sự chăm chú trong công việc (Schaufeli và cộng sự, 2002). Sức sống trong công việc được đặc trưng bởi trạng thái năng lượng cao và khả năng phục hồi tinh thần, sẵn sàng đầu tư nỗ lực và kiên trì ngay cả khi gặp khó khăn. Sự cống hiến được được đặc trưng bởi coi trọng ý nghĩa cơng việc, nhiệt tình, cảm hứng, niềm tự hào và thách thức. Cuối cùng, sự chăm chú được đặc trưng bởi sự tập trung hồn tồn và hăng say trong một cơng việc, do đó thời gian trơi qua nhanh chóng và người ta gặp khó khăn trong việc tách rời cơng việc. Những người có sự tự chủ trong cơng việc cao nhìn nhận những rắc rối như là thách thức, họ có sự cam kết cao với các hoạt động họ thực hiện và đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho các hoạt động hàng ngày của họ (Bandura, 2001). Nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2b như sau:

Giả thuyết H2b: Sự tự chủ trong cơng việc có tác động cùng chiều đến sự gắn kết với công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp nhân viên kinh doanh tại các đại lý ô tô khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)