CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo và giả thuyết nghiên cứu
2.3.6. Sự gắn kết với công việc
Lý thuyết thành phần của sáng tạo (Amabile 2012) đề xuất rằng tất cả con người đều có khả năng thực hiện sáng tạo, nếu đáp ứng được ba điều kiện cần thiết: chuyên môn, tư duy sáng tạo và động lực nội tại. Mặc dù hai yếu tố đầu tiên quyết định khả năng thực hiện sáng tạo của cá nhân, nhưng yếu tố thứ ba cũng quan trọng vì nó quyết định hành vi thực tế. Một người khơng tham gia (tức là khơng có động lực nội tại) sẽ không sử dụng các kỹ năng và chun mơn của mình để phục vụ hiệu suất sáng tạo, ngay cả khi người đó có chun mơn và khả năng thực hiện sáng tạo. Có khả năng những nhân viên năng động, tận tụy và say mê với cơng việc sẽ có xu hướng sử dụng các kỹ năng của họ hoặc có được các kỹ năng mới để sáng tạo. Hơn nữa, tâm trạng tích cực có tác dụng tích cực đối với sự sáng tạo (Cumming và cộng sự, 2003). Tâm trạng tích cực làm cho nhân viên tạo ra kết nối giữa các kích thích khác nhau. Điều này dẫn đến sự tích hợp tốt hơn các nguồn lực trong quá trình giải quyết vấn đề dẫn đến khả năng sáng tạo cao hơn. Tương tự, Bakker và cộng sự (2010) đề xuất rằng sự gắn kết với công việc, như một kinh nghiệm tích cực tạo ra sự thơi thúc mở rộng bản thân thơng qua học tập và hồn thành mục tiêu, kích thích suy nghĩ đa chiều và thơi thúc cá nhân mở rộng tư duy để giải quyết nhiệm vụ. Như vậy, sự gắn kết với cơng việc có khả năng dẫn đến sự sáng tạo. Vì vậy, giả thuyết H7 được đề xuất như sau:
Giả thuyết H7: Sự gắn kết vớii cơng viiệc có tác động cùng chiều đến sự sáng tạo của nhân viiên