Mơ hình “Kim tự tháp” của A Carroll (1991, 1999):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN

2.1. Cơ sở lý thuyết:

2.1.2.1. Mơ hình “Kim tự tháp” của A Carroll (1991, 1999):

Mơ hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999) có tính tồn diện và được áp dụng trong nhiều nghiên cứu.

Hình 2. 1: Mơ hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999) TN từ thiện/nhân đạo

Có đóng góp tích cực các nguồn lực cho cộng đồng, xã hội.

TN đạo đức

Luôn coi trọng yếu tố hợp lý, cơng bằng, đúng đắn, trong q trình thực hiện.

TN pháp luật/pháp lý

Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

TN kinh tế

Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): là việc doanh nghiệp hoạt

động một cách hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận.... Các trách nhiệm cịn lại dựa trên nền tảng cơ bản này (Carroll, 1979).

Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Doanh nghiệp hoạt động phải tuân theo quy định của pháp luật trong nước và quốc tế; không được nằm ngồi khn khổ của những quy định này. Theo đó trách nhiệm kinh tế và pháp lý là trách nhiệm cơ bản không thể thiếu của CSR (Carroll, 1979).

Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Tuân thủ các quy định của pháp luật là chưa đủ, doanh nghiệp còn phải làm tốt các quy định, quy ước của xã hội không nằm trong luật mà vươn lên tầm cao hơn thành đạo đức – đây là các chuẩn mực ứng xử của xã hội. Trách nhiệm đạo đức mang tín chất tự nguyện nhưng lại là trách nhiệm mang tính chất trọng yếu của CSR (Carroll, 1979).

Trách nhiệm từ thiện (philanthropic responsibility): Đây là trách nhiệm nằm

ngoài những yêu cầu của xã hội và mang tính chất tự nguyện hồn tồn. Nếu doanh nghiệp hoàn thành tốt ba trách nhiệm xã hội là kinh tế, pháp lý, đạo đức thì vẫn được xem là đã thực hiện được điều mà xã hội mong đợi (Carroll, 1979).

Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính tồn diện về định nghĩa của Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa vụ kinh tế - xã hội và xã hội con người. Thứ hai, CSR được xác định từ lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, trong đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh (Stratling, 2007). Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm xã hội được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan (Gao, 2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan và Teal, 2014). Định nghĩa Carroll thuộc về quan điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác. Việc xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơn những quan điểm khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể được giải thích bởi tất cả các cách tiếp cận xác định CSR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)