Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm đạo đức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN

5.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm đạo đức:

Rủi ro đạo đức có căn ngun từ bng lỏng chất lượng tuyển dụng, đào tạo và giám sát cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, những áp lực về lãi suất và điều kiện tiếp cận khoản vay, áp lực vay và trả nợ vay đã tạo ra cơ hội “đục nước béo cò” cho các thỏa thuận ăn chia giữa các cán bộ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp đi vay. Rủi ro đạo đức khiến ngân hàng có thể khơng thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, gây mất cân đối thu chi, vịng quay vốn tín dụng giảm, kinh doanh khơng hiệu quả, hao hụt vốn và có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản, gây suy giảm năng lực tài chính, thiệt hại về tài sản và uy tín của ngân hàng, từ đó cóhảnh hưởng xấu đến khơng chỉ bản thân ngân hàng mà cịn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, tài chính của quốc gia.

Ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào niềm tin của khách hàng, đối tác…Thế nên niềm tin mà Ngân hàng gây dưng được vô cùng quan trọng. Và đạo đức nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả

công việc) của từng nhân viên, cũng như đảm bảo cho uy tín, niềm tin và hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng và của toàn hệ thống…

Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng liên quan đến con người, có thể xảy ra cả ở cương vị cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Vì vậy, để kiểm sốt các rủi ro nói chung và rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng nói riêng, cần có sự tham gia chỉ đạo quyết liệt của NHNN.

Hiện nay ở mỗi ngân hàng, các quy trình nghiệp vụ thường rất rõ ràng, nhưng quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lại rất trừu tượng, vì vậy việc thực hiện TNĐĐ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin vầ sự gắn kết vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Dựa trên những kết quả thực tế này, lãnh đạo ngân hàng có thể tham khảo một số giải pháp sau để nâng cao niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng:

- Cần đề cao chất lượng công tác tuyển lựa và thanh lọc nhân sự, chú trọng chặt chẽ các khâu dễ phát sinh rủi ro đạo đức cũng như rủi ro nghề nghiệp như thu chi, thanh toán qua ngân hàng.

- Các quy trình kiểm tra giám sát cần hồn thiện và nâng cấp, ứng dụng công nghệ thơng tin hiện đại vào q trình quản lý: hệ thống camera hiện đại, trang bị các thiết bị như máy đếm tiền… đào tạo nghiệp vụ nhân viên cũng như truyền thông về văn hóa và đạo đức nghề nghiệp của tổ chức.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh, có biện pháp xử lý phù hợp khi phát hiện những nhân viên có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những nhân viên có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện trách nhiệm đạo đức.

- Ngăn chặn rủi ro đạo đức cần được làm sớm, liên tục với tinh thần “phòng cháy hơn chữa cháy”, Ngân hàng TMCP Á Châu cũng như các ngân hàng và các thành phần có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)