Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN

2.1. Cơ sở lý thuyết:

2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng:

Các khung khổ thực hiện TNXHDN theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc

tế:

Hiện nay các khung khổ cho việc thực hiện TNXHDN đã được cụ thể hóa trong các thơng lệ và tiêu chuẩn quốc tế như dưới đây:

- Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC) - ISO 2600

- Quy định về TNXHDN của EU

Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng còn tuân thủ các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế được quy định trong:

- Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel. - Quy định quản trị rủi ro ngân hàng (Basel)

Cũng là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong một lĩnh vực khá đặc biệt- tài chính ngân hàng. Ngành ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với những thông tin, những rủi ro phát sinh trong ngành tài chính. Và ngày càng nắm bắt, thấu hiểu được vai trò cũng như ý nghĩa của việc thực hiện CSR đóng góp tích cực như thế nào vào sự phát triển của tổ chức, NHTMCP Á Châu đang từng bước thực hiện những hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp xuất hiện khá lâu, và trong ngành ngân hàng dùng cụm từ trách nhiệm xã hội của ngân hàng để diễn đạt những nội hàm tương tự.

Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: duy trì tính thanh khoản cao cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận các cổ đơng, tn thủ các quy định trong cho vay, có uy tín với khách hàng vay vốn, trách nhiệm cải thiện, tạo ra môi trường làm việc chất lượng cho nhân viên, các sản phẩm tài chính cũng cần được đổi mới phù hợp đáp ứng được nhu cầu đa dạng, hợp lý của khách hàng ...

Trong quá trình thực hiện CSR ngân hàng có thể phát sinh nhiều chi phí trong ngắn hạn, thế nhưng khi xem xét ở một gốc độ khác hay ở khía cạnh dài hạn thì tốc độ gia tăng của doanh thu do hiệu ứng tích cực mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mang lại sẽ bù đắp được sự gia tăng của chi phí phát sinh; hơn thế nữa những hành động CSR sẽ còn mang đến hiệu ứng lâu dài giúp cho Ngân hàng có được sự vững mạnh và phát triển từ bên trong nội bộ do có được sự gắn bó ổn định của nhân viên cùng với sự lớn mạnh từ bên ngoài do đạt được niềm tin của khách hàng.

Trong bối cảnh nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, nhất là ngành nghề mà niềm tin khách hàng là yếu tố quyết định sống cịn thì hành động thực hiện tốt CSR giúp ngân hàng tạo dựng được văn hóa tốt đẹp ngay từ cách ứng xử, tư cách đạo đức của nhân viên ngân hàng với khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro phát sinh cũng như làm dịu bớt tâm lý khách hàng khi có vấn đề phát sinh từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)