CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan:
Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mơ hình
lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp (Freeman, 1984). Các bên liên quan là ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, đồn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác.
Theo phương pháp tiếp cận của các bên liên quan các tổ chức không chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đơng của mình mà cịn phải “đáp ứng được lợi ích của một nhóm các bên liên quan có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ chức” theo Freeman (1984).
Trong đó nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng
nhất mà lợi ích của họ phải được đề cập đến vì các hoạt động của nhân viên có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng khác nhau tại nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện CSR tại doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi được làm việc cho một tổ chức có trách nhiệm với cộng đồng, mơi trường và xã hội mà họ còn là là tác nhân quan trọng của các hoạt động thực hiện CSR đó. Vì vậy, cuối cùng việc thực hiện các CSR được xuất phát từ nhân viên và hiệu quả thực hiện sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của nhân viên. Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là chủ đề mà nhiều học giả và nhà quản lý và của các doanh nghiệp quan tâm (Rupp và cộng sự, 2006).
Kế đến khách hàng cũng là một bên liên quan vô cùng quan trọng, bởi lẽ
những trách nhiệm từ thiện, đạo đức, pháp lý, kinh tế của doanh nghiệp điều có tác động mạnh mẽ đến quyết định và hành vi của khách hàng.
Trách nhiệm đối với cổ đông là trách nhiệm của tổ chức với cá nhân hay tập
thể với mối quan hệ hợp tác dựa theo hợp đồng cùng tìm kiếm lợi nhuận. Trách nhiệm này thể hiện thông qua việc tổ chức hướng đến chiến lược phát triển bền vững; nổ lực kiểm soát chi phí hợp lý để mang vền lợi nhuận cho các cổ đông của doanh nghiệp là tối đa nhất phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Trách nhiệm đối với cộng đồng: bao gồm các hoạt động phúc lợi của xã hội,
các hoạt động từ thiện... Ngoài ra trách nhiệm với cộng đồng còn thể hiện ở việc tham gia đóng góp vào các hoạt động thiết thực như: các chương trình mang nước sạch về với những nơi cịn thiếu, các hoạt động cải thiện và bảo vệ mơi trường… và cịn nhiều nhiều những hoạt động vì cộng đồng khác mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để hồn thiện hơn nữa hoạt động CSR của mình.
Từ đó cho thấy việc thực hiện tốt CSR tác động đến nhiều đối tượng hữu quan của doanh nghiệp, nhất là đội ngũ nhân viên - lực lượng nịng cốt góp phần thúc đẩy, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó các nhà lãnh đạo của tổ chức vừa làm công tác kinh doanh nhưng phải vừa có đủ tâm và tầm để thúc đẩy khơng chỉ các hoạt động kinh doanh trọng yếu vươn xa mà còn phải quan tâm đến các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để góp phần gia tăng niềm tin và sự gắn kết của nhân viên, giúp cho tổ chức khơng những phát triển mạnh mà cịn phát triển một cách bền vững.