CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5.1 TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC
Là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giữ vững đà tăng trưởng, phát triển ổn định về số lượng, chất lượng dịch vụ và cả quy mô, duy trì vị thế TOP 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam.
Tập trung đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, chức năng, tiện ích mới trên ứng dụng Agribank Emoblie Banking đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua số thẻ. Chức năng rút tiền bằng mã (Cash by Code) tại ATM cũng được Agribank triển khai rộng rãi. Những tiện ích khác như: dịch vụ thanh toán QR Code, Samsung Pay, dịch vụ gửi tiền trực tuyến tại CDM, dịch vụ bảo hiểm dành cho chủ thẻ quốc tế… cũng được Agribank triển khai sâu rộng đáp ứng tốt mong muốn của khách hàng.; Phát triển các kênh thanh toán hiện đại, hoàn thành triển khai dự án phát hành và thanh tốn thẻ khơng tiếp xúc Contactless.
Duy trì, phát triển hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM, POS. Thực hiện chuyển đổi thẻ chip nội địa theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với Agribank, Agribank - CN Đông Sài Gòn đã triển khai hầu hết các sản phẩm dịch vụ do Agribank triển khai để cung cấp cho khách hàng, từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng thêm nhiều tiện ích, góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của hệ thống Agribank và đảm bảo khả năng cạnh tranh của Agribank nói chung và Agribank - CN Đơng Sài Gịn nói riêng trên thị trường.
5.1.1 Triển vọng
Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên mức 6,5% trong năm 2017 và 6,3% trong năm 2018, sau khi chỉ đạt
mức 6,2% trong năm 2016. Cùng với triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam, kinh tế thế giới và sự gia tăng về số lượng các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán hoá đơn điện, nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến, đóng phí bảo hiểm,...thì việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử ở Agribank nói chung và Agribank - CN Đơng Sài Gịn nói riêng là xu hướng tất yếu, đem lại hiệu quả rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế.
Theo thống kê của Appota, Việt Nam đứng thứ 16 trong số 20 quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49 triệu người; tỷ trọng người dân Việt Nam sử dụng internet mỗi ngày đạt bình quân khoảng 30% tổng dân số và theo dự báo đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 45-50%. Mạng lưới hạ tầng viễn thông, internet, điện thoại thông minh với kết nối 3G, 4G, wifi trong thời gian qua đã nhanh chóng phát triển và trở nên phổ cập rộng rãi trên tồn quốc. Ước tính trong số 131,9 triệu thuê bao di động hiện nay ở Việt Nam có gần hai phần ba khách hàng sử dụng smartphone để mua hàng trực tuyến.
Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số trẻ, đang trong bối cảnh và tăng nhận thức về cuộc cách mạng cơng nghiệp, có chủ trương và đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cũng như tiềm năng phát triển NHĐT rất lớn.
Về phía các NHTM ở Việt Nam, hạ tầng kỹ thuật thanh tốn điện tử của tồn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng cho đến các hệ thống thanh toán nội bộ core banking của các NHTM; hệ thống quản lý và thanh toán dịch vụ công được kết nối với ngân hàng của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước đã tạo cơ hội và điều kiện hạ tầng kỹ thuật –cơng nghệ để các NHTM nói chung và Agribank nói riêng triển khai các sản phẩm, DVNHĐT phong phú đa dạng, nhiều tiện ích. Hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cấp hiện đại hóa, hiện đã kết nối 359 đơn vị thành viên, trong đó có 66 đơn vị trực thuộc NHNN.
Dưới sự chỉ đạo của NHNN, các công ty chuyển mạch thẻ đã hồn thành kết nối liên thơng hệ thống ATM, liên thông mạng lưới POS trên phạm vi tồn quốc. Cơng ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty dịch vụ thẻ Smartlink đã hồn thành sáp nhập để hình thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn thẻ, đồng thời áp dụng chính sách thống nhất và mang lại lợi ích tối đa cho người sử dụng.
5.1.2 Thách thức
Dù đã có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây, song việc phát triển các DVNHĐT ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn gây ra bởi tập tục văn hóa, chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí. Do vậy phương thức thanh tốn phi tiền mặt vẫn cịn khá thấp – đây chính là thách thức cho các NHTM đẩy mạnh DVNHĐT. Để đối mặt với thách thức này, Agribank cần phải tranh thủ tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng lưới viễn thông với nguồn cung dồi dào các thiết bị công nghệ hiện đại, giá cả hợp lý như máy tính bảng, điện thoại thơng minh có các ứng dụng hỗ trợ thuận lợi để phát triển và cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử như Mobile Banking, E-Mobile Banking, Intermet Banking… mang lại cho khách hàng nhiều lựa chọn phong phú các kênh giao dịch thanh toán điện tử.
Một thách thức khác đặt ra là việc áp dụng công nghệ cao vào các DVNHĐT tại Việt Nam là tính thiếu ổn định của hệ thống CNTT. Thực tế cho thấy, hệ thống đường truyền không ổn định, việc nghẽn mạng, quá tải, mất kết nối vẫn xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ. Bên cạnh đó, hạ tầng cơng nghệ khu vực nơng thơn cịn lạc hậu so với khu vực đơ thị cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng khả năng thâm nhập của các DVNHĐT.
Ngoài ra, việc cập nhật và sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ đang gia tăng sức ép cho ngân hàng, do phải nhanh chóng đưa ra các sản phẩm mới, tiện ích mới để đáp ứng nhu cầu, thị thiếu của khách hàng và tăng sức cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu nhiều áp lực quản lý vì ngồi việc trước khi đưa
sản phẩm ra thị trường thì phải đảm bảo đã thực hiện phân tích rủi ro và an tồn giao dịch.
Sự ra đời của các công ty Fintech, các trung gian thanh toán cạnh tranh trực tiếp với nhiều chức năng tương tự ngân hàng: Thanh toán bằng QR code, Thanh tốn qua ví điện tử, Chuyển khoản giữa các ví điện tử, Nạp ví- Rút ví…
Thời đại của thương mại điện tử có thể khiến vị thế của ngân hàng trong chuỗi thanh toán bị giảm sút và chỉ cịn một vai trị rất nhỏ nếu khơng kịp thời chớp lấy thời cơ.
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK - CN