Mối quan hệ giữa tính cách chủ động và sự sáng tạo của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ý nghĩa công việc và động lực nội tại trong mối quan hệ của tính cách chủ động và sự hỗ trợ của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty thang máy tại TP HCM (Trang 37 - 38)

Tính cách chủ động làm tăng sự sáng tạo của nhân viên thông qua ý nghĩa công việc (Akgunduz & cộng sự, 2018). Việc thể hiện sự sáng tạo của các cá nhân thường phụ thuộc vào sự tham gia của họ trong các hoạt động tổ chức (Binnewine & cộng sự, 2007). Những cá nhân có tính cách chủ động thường dẫn đầu và thay đổi quy trình làm việc tích cực hơn nên có sự sáng tạo hơn (Seibert & cộng sự, 2001). Horng & cộng sự (2016) đã khám phá ra rằng tính cách chủ động có ảnh hưởng tích cực đến động lực nội tại và sự sáng tạo của nhân viên. Trong nghiên cứu của Horng & cộng sự (2016) yếu tố mơi trường có mối tương quan với các đặc tính cá nhân và đóng vai trị quan trọng để hỗ trợ cho sự sáng tạo của nhân viên. Kết quả

nghiên cứu của Kim & cộng sự (2009) cho thấy, những người có tính cách chủ động thường gắn liền với sự sáng tạo. Sau đó, Kim & cộng sự (2010) cũng tiếp tục chứng minh tính cách chủ động có liên quan tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên, kết quả nghiên cứu của Horng & cộng sự (2016) chứng minh được động lực nội tại làm trung gian cho mối quan hệ giữa tính cách chủ động và sự sáng tạo của nhân viên, nên nhân viên có tính cách chủ động hơn được thúc đẩy bởi động lực nội tại cao hơn, từ đó dẫn đến sự sáng tạo cao hơn.

Mối quan hệ giữa sự sáng tạo của nhân viên và tính cách chủ động được nghiên cứu bởi Fuller & Marler (2009), sau đó Gong & cộng sự (2012) cũng đã kiểm định mối quan hệ giữa tính cách chủ động và sự sáng tạo của nhân viên, dựa trên góc nhìn q trình chủ động, kết quả nghiên cứu cho thấy, tính cách chủ động như một quá trình năng động bao gồm hành động, sự chuẩn bị và dự đoán trong tương lai, các cá nhân có tính cách chủ động thường sẵn sàng chia sẻ thông tin hoặc trao đổi thơng tin và xây dựng lịng tin.

Những nhân viên có tính cách chủ động sẽ có những mục tiêu thay đổi mang tính chất xây dựng (Frese & Fay, 2001) nên họ sẽ trao đổi thơng tin, thường tìm kiếm cách tư duy mới, đưa ra ý tưởng mới và thu thập thông tin từ đồng nghiệp của họ để xác định cơ hội hoặc giải quyết các vấn đề hiện có (Grant & Ashford, 2008). Nhân viên khi có tính cách chủ động thường có tâm trạng tích cực, nên sẽ làm việc có hiệu quả hơn và sáng tạo hơn (Liu, 2016).

Do vậy, giả thuyết H1 được đề nghị như sau:

H1: Tính cách chủ động tác động tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ý nghĩa công việc và động lực nội tại trong mối quan hệ của tính cách chủ động và sự hỗ trợ của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty thang máy tại TP HCM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)