Mối quan hệ giữa ý nghĩa công việc và sự sáng tạo của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ý nghĩa công việc và động lực nội tại trong mối quan hệ của tính cách chủ động và sự hỗ trợ của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty thang máy tại TP HCM (Trang 46 - 47)

Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn khi họ có tâm trạng tích cực, giúp làm tăng năng suất và hiệu suất (Liu, 2016). Sự sáng tạo của nhân viên trong tổ chức cũng bị tác động bởi sự hài lịng trong cơng việc và lòng tự trọng (Kim & cộng sự, 2009). Sự sáng tạo cũng có liên quan tới sự hài lịng với cơng việc. Những người lao động sáng tạo hơn thường có xu hướng hài lịng hơn với công việc của họ (Tongchaiprasit & Ariyabuddhiphongs, 2016). Các nhân viên cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa và quan trọng, những người tin rằng họ có khả năng làm việc một cách sáng tạo, điều này giúp chứng minh rằng ý nghĩa cơng việc là một khía cạnh của trao quyền tâm lý tác động tới sự sáng tạo của nhân viên (Brown & cộng sự, 2001; Sun & cộng sự, 2012).

Nghiên cứu của Akgunduz & cộng sự (2018) phát hiện ra rằng khi nhân viên mức độ ý nghĩa cơng việc càng cao thì sự sáng tạo của nhân viên sẽ càng được tăng cường. Nguyên nhân chính là nhân viên sẽ cố gắng nỗ lực sáng tạo để tìm ra cách giải quyết vấn đề mới, phục vụ cho cơng việc của họ. Vì lẽ đó, các nhà quản lý nên thực hiện các biện pháp giúp làm tăng tầm quan trọng của ý nghĩa công việc để

nhân viên có sự gắn kết giữa các mục tiêu của tổ chức với trách nhiệm cơng việc của họ. Tổ chức cũng có thể làm tăng cường ý nghĩa bằng cách cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định để họ cảm thấy như là một phần trong đội ngũ tổ chức.

Một nơi làm việc có ý nghĩa là nơi cá nhân được hỗ trợ, khuyến khích và tạo khả năng đạt được sự tích hợp tồn vẹn (Dimitrov, 2012). Theo Jaramillo & cộng sự (2013), các công việc thú vị, sáng tạo, tạo cơ hội phát triển và học hỏi là các cơng việc được ưa thích hơn so với các cơng việc chỉ tạo cơ hội để kiếm tiền. Bên cạnh đó, nếu các tổ chức có thể tạo ra các điều kiện làm việc có ý nghĩa, họ khơng chỉ có thể làm giảm sự chuyển việc của nhân viên, mà cịn có thể tăng sự hài lịng của nhân viên và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thông qua sự trung thành của khách hàng (Dimitrov, 2012) và tác động tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên. Ngồi ra, những người có khả năng tạo ra ý nghĩa cơng việc tốt có thể sử dụng các quy trình quản lý kiến thức một cách hiệu quả và cải thiện tính sáng tạo của họ (Yeh & Lin, 2015).

Động lực nội tại trực tiếp làm tăng sự sáng tạo của nhân viên, trong khi động lực bên ngoài chỉ tăng nếu nhân viên cảm nhận được cơng việc của họ có ý nghĩa (Yoon & cộng sự, 2015). Khi cơng việc càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội thì ý nghĩa cơng việc càng tăng (Steger & cộng sự, 2012). Khi nhân viên cảm nhận được rằng cơng việc của họ có ý nghĩa thì sự sáng tạo cũng tăng (Akgunduz & cộng sự, 2018). Việc trao quyền tâm lý giúp làm tăng nguyện vọng của nhân viên để có thể làm việc một cách sáng tạo (Zhang & Bartol, 2010).

Từ những phân tích trên, có thể đề xuất giả thuyết sau đây:

H7: Ý nghĩa cơng việc tác động tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ý nghĩa công việc và động lực nội tại trong mối quan hệ của tính cách chủ động và sự hỗ trợ của tổ chức đối với sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty thang máy tại TP HCM (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)