Đặc điểm mẫu Mã hóa Số lƣợng Tỷ lệ %
Giới tính Nữ 1 218 31.4% Nam 2 476 68.6% Total 694 100.0% Độ tuổi Dưới 25 tuổi 1 68 9.8% Từ 25 đến 34 tuổi 2 362 52.2% Từ 35 đến 44 tuổi 3 205 29.5% Trên 44 tuổi 4 59 8.5% Total 694 100.0% Thu nhập Dưới 5 triệu 1 63 9.1% Từ 5 đến 9 triệu 2 151 21.8% Từ 10 đến 14 triệu 3 411 59.2% Trên 14 triệu 4 69 9.9% Total 694 100.0%
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Trong nghiên cứu định lượng chính thức, mẫu được thu thập dữ liệu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với 800 bảng câu hỏi được phát ra cho đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm việc tại các công ty thang máy ở tại TP.HCM, số lượng mẫu thu về được 752 bảng câu hỏi. Sau khi sàng lọc có 58 bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu do đối tượng không đọc kỹ câu hỏi, đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi, trả lời theo quy luật, thông tin trả lời không
đầy đủ, trả lời tất cả các tham số như nhau. Số mẫu thực tế hợp lệ còn lại là 694 bảng câu hỏi, đạt tỷ lệ 86.75%. Kết quả thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1.
Về giới tính: Trong 694 bảng khảo sát định lượng chính thức thì nam giới có
476 đối tượng, chiếm 68.6%; nữ giới có 218 đối tượng, chiếm 31.4%. Số liệu này cho thấy số lượng nhân viên nam tại các công ty thang máy chiếm tỷ trọng cao hơn so với số lượng nhân viên nữ giới.
Về độ tuổi: Trong 694 bảng khảo sát định lượng chính thức thì độ tuổi dưới 25
có 68 đối tượng chiếm 9.8%; độ tuổi từ 25 tuổi đến 34 tuổi có 362 đối tượng chiếm 52.2%; độ tuổi từ 35 đến 44 có 205 đối tượng chiếm 29.5%; độ tuổi trên 44 có 59 đối tượng chiếm 8.5%. Số liệu này cho thấy số lượng nhân viên làm việc trong các các công ty thang máy chủ yếu tập trung ở nhóm có độ tuổi từ 25 đến 34 và độ tuổi từ 35 đến 44.
Về thu nhập: Đối tượng thu nhập dưới 5 triệu có 63 đối tượng chiếm 9.1%, thu
nhập từ 5 đến 9 triệu có 151 đối tượng chiếm 21.8%, thu nhập từ 10 đến 14 triệu có 411 đối tượng chiếm 59.2%, thu nhập trên 14 triệu có 69 đối tượng chiếm 9.9%. Từ số liệu này cho thấy thu nhập của những đối tượng trên 10 triệu chiếm tỷ trọng khá cao 69.1% (vì nhóm từ 10 đến 14 triệu chiếm 59.2% cộng với nhóm trên 14 triệu chiếm 9.9%).
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày tóm tắt trong bảng 4.2, chi tiết tại phụ lục 8.1, cho thấy các thang đo đều đạt hệ số Cronbach‟s Alpha ≥ 0.6. Tuy nhiên biến “tccd4” có hệ số tương quan biến tổng là 0.144 < 0,3; biến “tccd8” có hệ số tương quan biến tổng là 0.130 < 0.3, biến “shtctc6” có hệ số tương quan biến tổng là 0.227 < 0.3. Vì vậy phải loại bỏ 3 biến này và tiến hành kiểm định lần thứ hai (phụ lục 8.1). Kết quả lần thứ hai cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha đều lớn hơn 0.6 (dao động từ 0.862 đến 0.893) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.648 đến
0.773). Do đó thang đo đạt độ tin cậy cần thiết và có thể sử dụng cho các kiểm định tiếp theo.