Áp dụng cách mạng khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 26 - 29)

suất lao động trong nông nghiệp

Trong đường lối đổi mới, Đảng ta luôn luôn quan tâm đề cao vai trị của cách mạng khoa học và cơng nghệ. Đặc biệt là vịêc áp dụng cách mạng khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động trong NN.

* Tại Hội nghị TW 5, khoá IX Đảng ta đã đề ra một số chủ trương giải pháp lớn nhằm: Phát triển NN và NT bền vững. Ngày 15/11/2004 Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 14CT/TW về “ Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. Đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh các hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển NT bền vững.

Phát triển NN,NT bền vững cần đạt và phải hướng tới các mục tiêu: 1/ Bền vững về sinh thái

2/ Đạt được lợi ích kinh tế cao.

3/ Đảm bảo lợi ích cho nơng dân và cộng đồng.

Để thực hiện các mục tiêu trên, trước hết Đảng ta đã đề ra hàng loạt các chính sách về đất đai.

- Đổi mới quy hoạch sử dụng đất khoa học hợp lý…

- Tăng thêm thời gian sử dụng đất để người nông dân yên tâm đầu tư sử dụng cải tạo đất lâu dài.

- Mở rộng các quyền chuyển nhượng đất.

- Đẩy mạnh chính sách “dồn điền, đổi thửa” tạo nền tảng cho quy mô sản xuất lớn trong NN từ đó mới có điều kiện áp dụng khoa học và cơng nghệ trong NN. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu mơ hình canh tác bền vững ở các vùng sinh thái khác nhau.

- Tổ chức sản xuất mơ hình liên hồn khép kín, mơ hình nơng lâm kết hợp trên vùng đất cát nội đồng; Mơ hình canh tác trên đất phèn; mơ hình thâm

canh trên đất dốc… Các mơ hình kể trên đang đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ, đạt hiệu quả kinh tế cao trong q trình CNH,HĐH NNNT.

* Bên cạnh việc đưa ra nhiều loại mơ hình sản xuất nhằm phát triển NN NT bền vững, Đảng ta đã tăng cường đầu tư cho cơng tác nghiên cứu để hồn thiện các quy trình phịng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và đã phổ cập ứng dụng quy trình này trên phạm vi cả nước. Trong đó, hệ thống khuyến nơng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn nơng dân thao tác kỹ thuật phịng trừ sâu hại…

* Việc tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng vật ni trong đó có cơng nghệ sinh học đã được đặc biệt coi trọng, coi đó như một ngành mũi nhọn xuyên suốt quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nước ta.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo các nội dung như:

- Chọn tạo giống kháng chống chịu bệnh bền vững.

- Chọn tạo giống chịu các điều kiện khô hạn kết hợp chọn và tạo giống có năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều bước phát triển nhảy vọt về năng suất, chất lượng, hiệu quả, ở các cây trồng vật nuôi, đưa ngành NN nước ta vào tốp các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như: Lúa, gạo. chè, cà phê, ka cao, cao su hoa quả, thuỷ sản và nhiều loại lâm sản khác…

Chỉ tính riêng giai đoạn( 2001-2005) Nhà nước ta đã đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong NN là: 1.008 tỷ đồng. xây dựng ba phịng thí nghiệm lớn trọng điểm chuyên nghiên cứu về tế bào động thực vật… Với sự tham gia của 7286 nhà khoa học (trong đó có 508 Tiến sỹ, 815 thạc sỹ, 3116 kỹ sư và nhiều cán bộ khoa học khác.

Kết quả nghiên cứu khoa học trong NN đã: Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng tạo ra nhiều giống lúa mới, nhiều cây con mới, đạt năng suất chất lượng sản phẩm cao.(thích hợp với đồng ruộng Việt Nam)

Các loại giống lúa lai và các cây con khác có khả năng kháng được dịch bệnh là cơ sở để phát triển ngành nơng nghiệp tồn diện.

Các biện pháp tiên tiến bảo vệ thực vật.

Các công nghệ canh tác tiên tiến đã triển khai trên khắp các vùng miền. Đặc biệt là công nghệ sinh học cao đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên khắp các vùng miền của đất nước ta. Các nhà khoa học trên thế giới cũng nhận định rằng: “Trong khoảng từ 10 đến 20 năm nữa (năm 2020), Việt Nam có đủ năng lực về con người và thiết bị để làm chủ được công nghệ sinh học hiện đại…”[30].

Nhờ có đường lối đổi mới, cách mạng khoa học và công nghệ sinh học đã thâm nhập và tác động sâu sắc đến NN nước ta. Ngày nay, cách mạng và cơng nghệ sinh học có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc kết hợp các kiến thức truyền thống và các tri thức hiện đại làm thay đổi vật chất “gien” trong thực vật, động vật, vi sinh vật… để tạo ra sản phẩm mới ngày càng nhiều chất lượng ngày càng cao để đưa sự nghiệp CNH, HĐH NN,NT nước ta đến thành công.

* Bên cạnh những thành tựu về thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng và công nghệ sinh học trong NN. Đảng và Nhà nước ta còn từng bước tiến hành HĐH các công cụ sản xuất trong NN.

- Từng bước sử dụng rộng rãi các thiết bị cơ giới thay cho sức người; gia súc và các công cụ truyền thống. Nhờ đó đã từng bước HĐH kỹ thuật sản xuất trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất NN như: thau chua, rửa mặn, kết hợp giữa các loại phân bón khác nhau để tạo ra cơ cấu thức ăn hợp lý đảm bảo cho vật nuôi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình sản xuất NN.

Bên cạnh việc HĐH công cụ sản xuất và HĐH kỹ thuật sản xuất. Đảng ta cũng đồng thời tiến hành HĐH phương thức sản xuất trong NN. Ngành NN nước ta đang từng bước chuyển nền sản xuất cá thể, tự cung, tự cấp sang sản xuất xã hội quy mơ ngày càng lớn có tính chun nghiệp cao. Từ đó đã từng bước chi phối nhận thức của con người về phát triển NN và NT bền vững trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, việc áp dụng cách mạng khoa học và công nghệ nhằm làm tăng năng suất lao động trong NN là nhằm hướng tới mục tiêu phát triển NN và NT bền vững. Nhờ đó giúp cho người nơng dân có phương kế sinh sống bền vững và được sống trong hệ sinh thái lành mạnh. Đó là vấn đề quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w