MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THÚC ĐẨY Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN TỈNH YÊN BÁ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 77 - 82)

- Do đặc thù là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc trình độ dân trí thấp nên sự

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THÚC ĐẨY Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN TỈNH YÊN BÁ

NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Mục tiêu

Khi nói về NN, Bác Hồ đã khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về NN. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà. Chính phủ trơng mong vào nơng dân…nơng dân ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [19, tr.215].

Vì thế khơng cịn con đường nào khác là phải phát triển nền NN toàn diện vững chắc, trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Để phục vụ cho sản xuất NN ngày càng phát triển Bác Hồ đã kêu gọi và nhắc nhở cán bộ, công nhân và nông dân thường xuyên chú ý để cải tiến kỹ thuật. Bác viết: “…Trong NN phải ra sức cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật… Cơng nghệ mà xa rời tồn bộ kinh tế của quốc dân, mất liên hệ với nó, thì cơng nghệ khơng lãnh đạo được kinh tế của quốc dân” [19, tr.499].

Thực hiện những di huấn của Bác Hồ, trong đường lối đổi mới Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH NN,NT từ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phải đặc biệt CNH, HĐH NN,NT ” [7, tr.86]. Trong báo cáo trình đại hội đảng tồn quốc lần thứ XI Ban chấp hành TW Đảng ta đã nêu rõ: “… Khai thác mọi lợi thế của NN nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hoá lớn. Tăng nhanh sản lượng kim ngạch xuất khẩu nông sản… gắn kết chặt chẽ với lợi ích người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh phù hợp từng vùng và từng loại cây con… Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất NN. Nhất là các khâu sản xuất chế biến, bảo quản: Ưu tiên ứng dụng cơng

nghệ sinh hố cao. Tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, hỗ trợ phát triển các khu NN công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh,

Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch rõ ràng, có chính sách phát triển phù hợp với các loại rừng. Khuyến khích các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng gắn trồng rừng nguyên liệu với sản xuất chế biến. Lấy nguồn thu từ rừng để phát triển nghề rừng, làm giàu từ rừng.

Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi hải thuỷ sản. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch. Tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh và có giá trị cao ở nước ta hiện nay. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, chăn nuôi. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kkhoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất, chế biến, đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh cao. Đáp ứng vệ sinh an tồn thực phẩm. Xây dựng ngành chăn ni Việt Nam trở thành trình độ tiên tiến trong khu vực [12, tr.28].

Như vậy mục tiêu CNH, HĐH NN,NT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 khơng thể nằm ngồi tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm lớn cơ bản của Đảng ta về CNH, HĐH NN,NT.

Để thực hiện nghiêm túc và sáng tạo các chủ trương quan điểm, chính sách trong đường lối đổi mới của Đảng và các di huấn của Bác Hồ về CNH, HĐH NN,NT tỉnh Yên Bái đã đề ra mục tiêu về CNH, HĐH NN,NT cho địa phương mình giai đoạn (2011-2015) như sau:

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành TW khóa X về NN,NT, nơng dân và chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết TW đến năm 2015 là đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất NLN kết hợp phát triển công nghiệp dịch vụ và làng nghề NT. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành NN giai đoạn (2011-2015) hàng năm đạt 5,4%. Cơ cấu kinh tế NN chiếm 18%. Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân NT cao gấp 2,5 lần so với hiện nay. Xây dựng NT mới có kết cấu hạ tầng theo hướng

hiện đại. Có cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Gắn NN với phát triển đô thị theo quy hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch các cơ sở chế biến bảo quản nông lâm sản gắn với địa phương NT. Phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống gắn với sản phẩm phục vụ khách du lịch. Bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo quy hoạch. Giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, thực hiện tốt chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường.

Phát triển các loại cây con trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh. Hình thành các vùng sản xuất hàng hố sinh thái sạch, công nghệ cao để tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi. Đưa chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển NN.

Giữ vững diện tích gieo trồng, tăng năng suất lao động các loại cây con. Nâng cao trình độ thâm canh. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng lâm nghiệp quy hoạch ổn định 3 loại rừng, xác định hợp lý diện tích rừng sản xuất, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng. Khai thác hợp lý diện tích mặt nước để phát triển thuỷ sản. Chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế trang trại, đảm bảo sử dụng các loại giống tốt cho năng suất cao, kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh.

Xây dựng NN mới hiện đại, giảm áp lực dân số về đô thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng. Phát triển dịch vụ ngành nghề, gắn với tổ chức tiêu thụ hàng hố cho nơng dân. Tăng cường đầu tư cho các huyện, các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn [39, tr.39].

Trên cơ sở những mục tiêu chung, tỉnh Yên Bái đã xây dựng những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong CNH,HĐH NN,NT giai đoạn (2011-2015) như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5% trở lên. Riêng nông lâm nghiệp đạt 5,4%. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế tồn tỉnh, nơng lâm

nghiệp chiếm 25%, công nghiệp xây dựng chiếm 41% còn lại dịch vụ chiếm 34%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng trở lên. Tổng thu ngân sách đạt 1.700 tỷ đồng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%. Giảm hộ nghèo mỗi năm 4%. Có 85% hộ gia đình, 65% thơn bản tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí NT mới là 20% [3, tr.65-66].

3.1.2. Phương hướng

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đảng ta đã xác đinh: Đến giữa thế kỷ XXI phải đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó nhiệm vụ tất yếu đặt ra là phải: “Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế trí thức” [5, tr.8].

Căn cứ vào các Văn kiện Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đưa ra phương hướng cho riêng mình trên lĩnh vực CNH, HĐH NN,NT như sau:

…Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH… “Xây dựng nền NN phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả, bền vững, gắn với xây dựng NT mới, nâng cao đời sống người dân khu vực NT. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN,NT. Phát triển sản xuất hàng hố với quy mơ ngày càng lớn, năng suất cao. Có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục đầu tư, xây dựng và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh lúa, sắn cao sản, nguyên liệu giấy. Chế biến gỗ, chè, quế, măng tre, cây ăn quả. Ni trồng thuỷ sản có quy mơ lớn về diện tích và sản lượng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất từ địa phương. Tập trung dồn điền đổi thửa để xây dựng mới các vùng chuyên canh, khu NN công nghệ cao ở các huyện, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái…

Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng. Nhân rộng các mơ hình, liên kết, hợp tác phát triển sản xuất NLN. Kinh tế NT. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX sản xuất NN, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, làng nghề ở NT. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề cho nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch lao động NN sang hoạt động ngành nghề, dịch vụ.

Giữ vững diện tích trồng lúa nước, tăng nhanh diện tích ngơ vụ đông, ngô đất đồi. Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển các loại rau màu, hoa có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu lại ngành sản xuất chè, phát triển chè an tồn, chế biến chè hiện có, nâng cao giá trị sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp. Khôi phục phát triển vùng cây ăn quả. Tạo chế biến căn bản trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đại gia súc thuỷ sản theo hướng công nghiệp. Đảm bảo an tồn dịch bệnh, vệ sinh mơi trường. Tổng đàn gia súc tăng bình qn 5%/năm. Tỉ trọng trong chăn ni chiếm 30% giá trị nông lâm nghiệp.

Sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước nhất là hồ Thác Bà. Nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp, gắn với thị trường. Đẩy mạnh các con đặc sản như: Baba, cá tầm, cá hồi… Đưa tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản đạt tỷ lệ 10% tăng giá trị ngành nông lâm nghiệp.

Bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng bền vững. Đẩy mạnh phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Mỗi năm trồng mới từ 15.000 ha trở lên, trọng tâm là rừng sản xuất, ưu tiên trồng rừng sản xuất ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã vùng cao. Phát triển nhanh cây cao su theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế ngành cao su có hiệu quả cao.

Thực hiện tốt cơ chế chính sách hỗ trợ để người dân có cuộc sống ổn định. Tiến tới làm giàu từ nghề rừng. Nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 lên 63,5%. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 25% giá trị sản xuất NLN.

Tập trung xây dựng thực hiện tốt chương trình NT mới, gắn với quy hoạch và phát triển đơ thị. Bố trí hợp lý các điểm dân cư. Phát triển kết

cấu hạ tầng kinh tế xã hội NT, đẩy mạnh xố đói giảm nghèo, giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống. Đưa thu nhập người dân NT đến năm 2015 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010, nâng cao rõ rệt và cải thiện căn bản một bước đời sống nhân dân [4, tr.70-72].

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w