- Do đặc thù là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc trình độ dân trí thấp nên sự
3.2.4. Phát triển các cơ sở chế biến các sản phẩm của nông nghiệp
Tiếp tục củng cố xây dựng các cơ sở chế biến chè bao gồm: 5 doanh nghiệp thuộc tổng công ty chè Việt Nam; 2 công ty cổ phần thuộc tỉnh; 26 công ty trách nhiệm hữu hạn; 20 doanh nghiệp tư nhân; 2 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước nngồi và 20 HTX với 76 xưởng chế biến. Dựa trên các cơ sở chế biến hiện có tỉnh chỉ đạo tập trung các nguồn vốn cho việc nâng cấp đổi mới dây truyền cơng nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao như: chè xanh, chè đen, chè Ô long,.. Trước mắt tỉnh sẽ liên kết với các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc để nhập các công
nghệ thiết bị mới nhất thay cho các công nghệ thiết bị truyền thống hiện nay. Phấn đấu tất cả các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chế biến chè ở Yên Bái đều phải đạt các dây truyền có thiết bị đồng bộ, nhà xưởng đáp ứng tiêu chuẩn ngành chè Việt Nam.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hiện đại các cơ sở chế biến chè đặc sản, lập thương hiệu một số loại chè đặc sản như: chè tuyết cổ thụ Suối Giàng, chè Púng Lng, chè Ơ Long trồng ở các xã vùng cao để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với ngành lâm sản: tiếp tục củng cố 41 doanh nghiệp; 31 HTX; 744 hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất chế biến gỗ rừng trồng.
Từng bước đầu tư nâng cấp thay đổi mới các thiết bị dây chuyền, công nghệ hiện đại, để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị ngày công của công nhân xã viên.
Tiếp tục nâng cấp đổi mới công nghệ cho 5 doanh nghiệp; 3 HTX và gần 100 hộ vừa thu mua, vừa sơ chế, chế biến tinh dầu quế. Để sản phẩm tinh dầu quế và các sản phẩm được chế biến từ quế tươi ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và trở thành ngành kinh tế có giá trị của tỉnh.
Tiếp tục củng cố và nâng cấp các cơ sở sản xuất giấy. Tiến hành thay thế các công nghệ lạc hậu bằng các công nghệ hiện đại để sản xuất các loại giấy bao bì, vàng mã, giấy vệ sinh… đạt hiệu quả. Trong công nghệ chế biến ngành lâm nghiệp nhìn chung là rất đa dạng phong phú và có nhiều tiềm năng để phát triển. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến để người nơng dân n Bái có thể sống được bằng nghề rừng, làm giàu được từ nghề rừng và đưa nghề rừng trở thành ngành sản xuất chính trong NN.
Đối với chế biến tinh bột: hiện nay tồn tỉnh có 7 cơ sở chế biến sắn nhưng mới chỉ có 3 nhà máy được bố trí dây chuyền cơng nghệ tiên tiến. Trong những năm tới muốn chủ động trong việc chế biến tinh bột sắn và đao giềng, Yên Bái cần nâng cấp và trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến
cho tất cả các cơ sở cịn lại. Để xử lý có hiệu quả trong việc chế biến bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm đối với cây sắn và cây đao giềng để ổn định đời sống cho người lao động.
Về xay sát lương thực, đây là nghề đã được phát triển rộng khắp trong các làng quê của tỉnh Yên Bái. Nhưng chủ yếu vẫn là các hộ nông dân do các HTX đứng ra đầu tư mua sắm các máy xay sát hoặc các hộ nông dân tự đứng ra mua sắm tài sản để xay sát lương thực hàng ngày. Việc xay sát đã đảm bảo kịp thời các loại sản phẩm như: sát thóc, nghiền ngơ, khoai sắn, để làm thức ăn cho người và cho gia súc, gia cầm. Hiện nay tồn tỉnh có 2.100 hộ và 18 cơ sở xay sát lương thực và nghiền thức ăn cho gia súc, gia cầm. Với công suất xay sát lương thực đạt 185.319 tấn/năm bằng 78% sản lượng lương thực của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn của tỉnh chưa có một cơ sở nào áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ để chế biến, bảo quản lương thực sau thu hoạch hoặc chế biến bảo quản sau thu hái đối với các loại hoa, rau, quả. Vì vậy trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng một số điểm bảo quản sau thu hoạch ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình để nâng cao chất lượng sản phẩm, để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các ngành thuỷ sản, chưa có các cơ sở chế biến. Phần lớn các sản phẩm đánh bắt được đã tiêu thụ kịp thời ngay cho các điểm trong và ngoài tỉnh để phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
Riêng đối với vùng lịng chảo Mường Lị có một số cơ sở chế biến thịt trâu, bị khơ. Tỉnh đang khuyến khích các cơ sở sản xuất chế biến này phát triển và nhân rộng. Trên cơ sở đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật để sản phẩm thịt trâu, bị khơ trở thành sản phẩm đặc sản quý hiếm trong và ngồi tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Hệ thống kết cấu hạ tầng có vai trị đặc biệt quan trọng để làm nền tảng cho sự phát triển CNH, HĐH NN,NT. Với tỉnh Yên Bái, trong năm năm tới cần được tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng theo các nội dung sau:
Về giao thơng, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hồn thành cơ bản việc bê tơng hố các tuyến đường trục liên xã, liên thơn và nhiều trục chính nội đồng đạt 70% số xã có hệ thống giao thơng cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn NT mới do Chính phủ quy định. Đây là vấn đề mang tính đột phá để thực hiện CNH, HĐH NN,NT nên Yên Bái cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển giao thông NT.Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển đường giao thông. Tranh thủ lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện xây dựng các chương trình giao thơng có hiệu quả. Cần đặc bịêt quan tâm đến công tác tổ chức quản lý, phát huy tốt nguồn nhân lực tại chỗ, tránh thất thoát vật tư nguyên liệu, nhiên liệu, làm đến đâu chắc chắn đến đấy, phải phát huy ngay tính hiệu quả kinh tế khi sử dụng.
Về thuỷ lợi, phấn đấu đến năm 2015, n Bái sẽ có 100% diện tích cây lúa được chủ động tưới tiêu. Số kênh mương được kiên cố hố chiếm tỷ lệ 60%. Mở rộng diện tích tưới cây cơng nghiệp, cây ăn quả. Có 80% số km kênh mương được kiên cố hoá theo tiêu chuẩn quy hoạch NT mới do chính phủ quy định. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các trạm bơm hệ thống các đập tràn, hồ, đầm, để phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống dân sinh. Tỉnh có kế hoạch cụ thể để xây dựng các hồ chứa và thuỷ lợi nhỏ ở vùng cao. Đê kè chống tràn ngập ở các vùng thấp. Tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả để bảo quản sử dụng các cơng trình thuỷ lợi, vừa tiết kiệm được nước, vừa hạ giá thành sản phẩm.
Về điện NT, phấn đấu đến năm 2015, 100% các xã đều có điện lưới quốc gia và 95% số hộ trên địa bàn NT được dùng điện. Tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống điện lưới hiện có. Tăng cường kiểm tra bảo đảm an tồn, sử dụng tiết kiệm điện. Tổ chức bán điện trực tiếp cho nông dân. Trên cơ sở quy hoạch và xây dựng mạng lưới điện NT theo tiêu chuẩn kỹ thuật như tiêu chí xây dựng NT mới của Chính phủ đã quy định.
Về trường học, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống trường học. Mua sắm các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Phấn đấu đến năm 2015 có
50% số trường học đạt chuẩn quốc gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đảng ta đã khẳng định:
Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để phát triển trình độ cơng nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, những thành tựu mới về khoa học và công nghệ. Từng bước phát triển kinh tế trí thức [9].
Tỉnh Yên Bái cần phân cấp nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học theo yêu cầu chuẩn quốc gia như Chính phủ đã quy định. Cần đặc biệt chú trọng quan tâm nguồn kinh phí đầu tư cho các huyện các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa và những vùng đặc biệt khó khăn. Cần huy động thêm sự đóng góp của nhân dân và các nhà đầu tư theo tinh thần xã hội hoá giáo dục, để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cho dạy và học trong các trường học của tỉnh.
Về xây dựng chợ NT phấn đấu đến năm 2015 tất cả các xã đều có chợ NT và có 30% số chợ đạt yêu cầu chuẩn quốc gia theo tiêu chí quy hoạch NT mới do Chính phủ đã quy định.
Về bưu điện, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 70% số xã có Internet, 50% số thơn bản có Internet. Ở tất cả các xã đều có điểm bưu điện văn hố.
Về nhà ở của các hộ nông dân, phấn đấu đến năm 2015 xoá bỏ 95% các nhà tạm, dột nát của tổng số cịn 9000 nhà tạm, nhà dột nát. Có 65% số nhà của các hộ nơng dân đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí quy hoạch NT mới do Chính phủ đã quy định. Tỉnh sẽ tiếp tục huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, áp dụng các chính sách hỗ trợ người nghèo theo Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành quy trình thực hiện chính sách đối với người nghèo về nhà ở. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm cộng với sự giúp đỡ của dòng họ tiếp tục đầu tư cải tạo xây dựng mới các khu dân cư như quy hoạch NT mới của tỉnh đã dự định.