- Do đặc thù là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc trình độ dân trí thấp nên sự
3.2.1.1. Quy hoạch diện tích thâm canh cây lương thực vùng cao sản
Để đảm bảo an ninh lương thực, chủ động đối phó với mọi tình huống bất lợi do thiên nhiên tạo ra. Việc quy hoạch diện tích thâm canh cây lương thực vùng cao sản đối với Yên Bái được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu và có tầm chiến lược quan trọng trong q trình CNH, HĐH NN,NT. Do đó trong chương trình của đề án quy hoạch phát triển NN (giai đoạn 2011 - 2015) tỉnh Yên Bái đã xác định phải:
Tuyển chọn và phát triển giống lúa năng suất đạt từ 6 đến 7 tấn/ha, chất lượng khá. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và sâu bệnh, thích hợp cho những vùng khó khăn (hạn, rét, ngập úng).
Chọn, tạo phát triển bộ giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính như: rày nâu, lùn xoắn, bạc lá, đạo ơn… và những giống thích nghi với biến đổi khí hậu.
Chọn lựa các giống lúa Japonica, hạt tròn phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu, đạt năng xuất 6 đến 7 tấn/ha.
Từ các loại giống kể trên sẽ tiến hành trình diễn tổ hợp lai 2 dịng, 3 dịng mới để tạo ra giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Thích ứng với thời tiết khí hậu ở Yên Bái.
“Về diện tích: giai đoạn (2011-2015) dự kién duy trì ổn định diện tích trồng lúa là 40.090ha. Năng suất ruộng hai vụ đạt 100 tạ/ha. Sản lượng lương thực đến năm 2015 đạt từ 235.000 đến 275.000 tấn” [39, tr.42].
Trước mắt xây dựng vùng lúa cao sản thí điểm 5.500 ha ở cánh đồng Mường Lò (huyện Văn Chấn).
Xây dựng mới vùng chè Shan 1000 ha ở các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Sản lượng chè búp tươi năm 2015 ước đạt 110.000 tấn/năm. Trung bình mỗi năm trồng mới từ 500 đến 600 ha chè giống mới nội nhập, để đến năm 2015 tồn tỉnh có 13.000 ha chè nguyên liệu.
Cây cao su trồng 7.600 ha tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Cây đậu tương trồng 4.000 ha chủ yếu phát triển ở các huyện Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn.
Cây sắn cao sản trồng 8.100 ha tập trung ở các huyện Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn.
Cây lạc trồng 2.000 ha ở các huyện Trấn Yên, Lục n, n Bình, Trạm Tấu, Văn Chấn.
Cây mía trồng 750 ha tập trung ở Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên.
3.2.1.2. Quy hoạch vùng cây ăn quả
Trong 5 năm tới vùng cây ăn quả của Yên Bái sẽ được quy hoạch theo phương án sau:
- Vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng sẽ trồng 300 ha tập trung ở huyện Yên Bình và một phần của huyện Trấn Yên.
- Vùng cam, quýt trồng 800 ha tập trung ở huyện Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên.
- Cây na trồng 550 ha tập trung ở huyện Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình.. - Cây hồng không hạt trồng 300 ha tập trung ở huyện Lục Yên.
- Cây nhãn và cây vải trồng 1000 ha tập trung ở huyện Văn Chấn , Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ.
- Cây Sơn tra trồng 2000 ha tập trung ở huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. - Vùng rau sạch trồng 2.000 tập trung ở thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. Ước đạt 55.000 tấn rau quả/ năm.
3.2.1.3. Quy hoạch vùng chăn nuôi
Tỉnh sẽ thay đổi tập quán chăn nuôi đại gia súc truyền thống nhỏ lẻ, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Căn cứ vào thực trạng và khả năng phát triển chăn nuôi ở Yên Bái dự kiến vào năm 2015 sẽ có quy mơ phát triển đàn gia súc, gia cầm sau: đàn trâu 127.400 con; đàn bò 52.600 con; đàn lợn 579.000 con; gia cầm 4.160.000 con.
Sản lượng thịt hơi ước đạt 31.400 tấn các loại.
Dựa vào thế mạnh của từng tiểu vùng chăn nuôi được tập trung vào các vùng có lợi thế như sau:
Vùng ni trâu tập trung phát triển ở các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Tram Tấu, Mù Cang Chải.
Vùng ni bị tập trung phát triển ở các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình.
Vùng ni lợn tập trung phát triển ở các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình và các xã ven thành phố Yên Bái.
Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung phát triển ở các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình và các xã ven thành phố Yên Bái.
Đối với ngành thuỷ sản, mục tiêu sẽ tận dụng tối đa diện tích mặt nước để phát triển đến năm 2015 tỷ trọng giá trị thuỷ sản chiếm 10% ngành NN. Do đó tỉnh dự kiến quy hoạch ngành thuỷ sản như sau:
Diện tích ni trồng trên Hồ Thác Bà và các ao hồ, đầm tự nhiên khác là: 21.850 ha.
Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 10.000 tấn. Trong đó: sản lượng ni trồng đạt: 7.000 tấn; sản lượng đánh bắt đạt: 3.000 tấn.
Phân vùng quản lý chỉ đạo và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
* Vùng 1: Các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ Trọng tâm là nuôi cá ruộng, cá ao hồ, nuôi cá nước chảy, gồm các loại : trắm cỏ, chép mè vinh, rơ phi đơn tính ni trồng thuỷ đặc sản. Chú trọng phát triển các loại cá quý hiếm như: cá Lăng, cá Chiên, cá Bống, đặc biệt là cá nước lạnh (cá Hồi).
* Vùng 2: Các huyện, thị xã Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái:
tập trung nuôi thâm canh cá thịt ở các ao hồ, cá lồng; ni trồng thuỷ đặc sản (ba ba, rơ phi đơn tính, cá lăng, cá bống).
*Vùng 3: Gồm các huyện: n Bình, Lục n, trọng tâm ni cá lồng,
các loại cá đặc sản như: Ba ba, cá chim trắng, cá trắng bạc….