Để đẩy nhanh tiến độ CNH, HĐH NN,NT, đến nay trên phạm vi cả nước: đã có 94.5% các xã có đường ơ tơ được cứng hóa về đến tận trung tâm; 86.2% số xã đã có điện lưới quốc gia; 58% số hộ dân được sử dụng nước sạch; 98% số xã có điện thoại; 99% số xã có trạm y tế; 99,9% số xã có trường cấp I; 84,4% số xã có trường cấp II.56,9% số xã có hệ thống loa truyền thanh và 57% số xã có chợ [35].
Đảng ta chỉ rõ NT vừa là nơi sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa ngày càng tăng nên giao thơng NT trở thành mắt xích quan trọng là bộ phận thiết yếu trong kết cấu hạ tầng cơ sở giao thông, vừa để phục vụ phát triển kinh tế vừa củng cố an ninh quốc phịng; chỉ có phát triển giao thơng NT mới tạo tiền đề cho kinh tế NT phát triển giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa thành thị và NT, hạn chế di dân một sức ép nặng nề cho các đô thị.
Sau hơn 20 năm đổi mới, giao thông NT nước ta đã thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách của tồn xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện, xóa bỏ độc quyền trong vận tải.
Bước đầu hạn chế được sự xuống cấp của hệ thống giao thông. Khôi phục nâng cấp và xây dựng mới nhiều cơng trình giao thơng trọng yếu của Quốc gia, nối liền giữa các vùng miền trên cả nước. Riêng giao thơng NT đã có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt NT: “Điện, đường, trường, trạm ” là nhu cầu số một đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu trên mọi miền đất nước.
Với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ”. Khai thác vật liệu tại chỗ, lao động do dân đóng góp, kỹ thuật phổ cập đã tạo ra mạng lưới giao thơng liên hồn về tận đến các thơn, làng, ngõ, xóm. Hàng trăm ngàn kilô mét giao thông NT, hàng chục ngàn cầu cống vừa và nhỏ đã làm biến đổi bộ mặt NT.
Đến nay, 96.8% số xã và 93,3% số hộ có điện lưới quốc gia. 100% số xã và 47 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có điện [22, tr.379].
Đảng và Nhà nước ta không ngừng tăng cường và củng cố hệ thống bưu chính viễn thơng nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho vùng NT; Đặc biệt là ở miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng Hải đảo.
Xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng vùng, xây dựng các chợ NT, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, gắn với các cơ sở chế biến bảo quản phân phối thúc đẩy sản xuất NN phát triển.
Đầu tư xây dựng nâng cấp các Viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm, các trung tâm khuyến nông, các cơ sở nhân giống, cơ sở thú y, bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất NN, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào NT [22, tr.389].
Tiếp tục nâng cấp củng cố các cơ sở dự báo phòng chống thiên tai. Củng cố đê điều, trồng rừng phịng hộ ven biển. Bố trí lại dân cư tránh vùng bão lũ, sạt, sụt lở đất ở vùng lũ cuấn và ven sông…
Tăng cường củng cố hệ thống tưới tiêu, chủ động dự trữ nước để cung cấp cho vật ni cây trồng đảm bảo tính thời vụ và nhu cầu sinh trưởng phát triển của các loại cây con đảm bảo cho diện tích và sản lượng đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất NN. Trên tinh thần đó vấn đề thủy lợi đã được phát triển
theo hướng đa mục tiêu, ưu tiên thủy lợi cho nuôi trồng thủy hải sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho dân cư khu cơng nghiệp, dịch vụ hoạt động có hiệu quả.