Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 97 - 99)

- Do đặc thù là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc trình độ dân trí thấp nên sự

3.2.6. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống

nghề truyền thống

Phát triển các ngành nghề và các làng nghề truyền thống được coi là giải pháp hiệu quả trực tiếp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN,NT ở Yên Bái. Theo đó sẽ từng bước giảm dần tỷ trọng NN, tạo việc làm cho lao động NT, góp phần xố đói giảm nghèo và giữ gìn phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Trên cơ sở đó đối với n Bái cần tập trung vào các nội dung sau:

Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất chế biến và bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể là chế biến bảo quản lương thực, thực phẩm, chế biến chè, sắn, rau, thịt, chế biến gỗ và các mặt hàng từ tre, nứa, các mặt hàng từ cây cao su, cây gió, cây quế. Các loại cây ăn quả như: cam, mít, bưởi, cây sơn tra… từng bước nâng cơng nghệ chế biến thành các dây chuyền sản xuất hiện đại như: xây dựng nhà máy chế biến hoa quả, tạo ra các sản phẩm từ hoa quả hộp xuất khẩu.

Đẩy mạnh ngành chăn nuôi, đặc biệt là các nghề nuôi ba ba gai, ni thỏ, ni nhím, ni dúi, ni dế, ni dê, ni gà thả vườn, đồi, gị. Đây là vùng đất có thế mạnh của tỉnh Yên Bái. Trong những năm qua, nhiều gia đình ở ngồi huyện Văn Chấn và vùng thấp huyện n Bình đã chăn ni thành cơng các sản phẩm trên và đã trở thành triệu phú, tỷ phú. Các mơ hình trên cần được tổng kết nhân rộng. Tuy nhiên, cần được chú ý xử lý kỹ thuật khoa học để đối phó với biến đổi khí hậu và đặc biệt là cách phịng trừ dịch bệnh để các sản phẩm trên thực sự đạt hiệu quả tích cực.

Phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: tổ chức khai thác khống sản bao gồm: sản xuất gạch nung, gạch khơng nung, khai thác than bùn, chế biến than tổ ong, cung cấp năng lượng cho các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khôi phục các HTX sản xuất đồ gỗ, HTX sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như: mây, tre, đan. Khôi phục và phát triển mạnh các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt thổ cẩm. Phát triển các ngành nghề sản xuất cơ khí như: chế tạo ra các máy móc phục vụ sản xuất

NN, sửa chữa máy móc, sửa chữa các cơng cụ sản xuất, sửa chữa các phương tiện ô tô, xe máy, xe kéo, vận tải trong NN.

Phát triển nghề sinh vật cảnh tạo thành nghề sinh thái ở nông thôn. Tôn tạo các cảnh quan, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, phát triển các nguồn gen sinh vật cảnh bản địa quý hiếm như: hoa cảnh, cây cảnh, phong lan các loại, đá cảnh, cây cổ thụ lâu năm.

Tiếp tục đẩy mạnh các làng nghề truyền thống như: làng nghề dệt may thổ cẩm, ẩm thực dân tộc, trồng chế biến mía đường, nấu rượu mầm thóc, chế biến thịt trâu, bị khơ, làm măng ớt, măng khô, trồng chế biến nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, chế biến lạp sườn và xúc xích.

Củng cố và xây dựng phát triển làng văn hố du lịch, trong đó có nghề đan lát mỹ nghệ, cung cấp sản phẩm cho khách tham quan.

Tổ chức các tour du lịch sinh thái vùng nông thôn. Khôi phục các kiểu kiến trúc nhà sàn truyền thống. Bố trí đồ dùng, nội thất kiểu truyền thống, kết hợp với việc xây dựng các thiết chế văn hố mới, vệ sinh mơi trường xanh, sạch, đẹp, phục vụ cho nhu cầu du lịch thăm quan tại cộng đồng trong các thơn làng, văn hố.

Quy hoạch lại cụm công nghiệp NT ở Yên Bái. Tạo ra các khu sản xuất tập trung bao gồm: các doanh nghiệp nhỏ, các làng nghề, các ngành nghề đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng. Để thu hút lao động ở khắp các vùng miền trong tỉnh, nhằm phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp dịch vụ. Có chính sách ưu đãi để hướng dẫn, khuyến khích, kích thích các khu vực dân cư, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá và mở mang sản xuất ngành nghề, làng nghề. Đặc biệt là việc sản xuất chế biến tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, có sức cạnh tranh cao, tạo ra tích luỹ vốn mạnh góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH NN,NT…

Để đạt được các nội dung trên tỉnh Yên Bái cần: đào tạo tương đối có hệ thống và có cấp bằng cho lao động NN, NT. Ban hành chính sách khuyến khích nơng dân học nghề (có chính sách ưu đãi vốn vay, ưu đãi tích tụ ruộng

đất, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt là những công nghệ khoa học tiên tiến để áp dụng vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong tỉnh. Việc đào tạo nghề cho con em NT cần phân thành nhóm nhỏ như: lao động làm thuê NN, lao đông làm thuê công nghiệp, lao động dịch vụ, xuất khẩu…). Trên cơ sở đó cần đẩy mạnh việc xã hội hố cơng tác đào tạo nghề cho NN,NT.

Xây dựng chương trình đào tạo nghề một cách bài bản, khoa học, hợp lý. Tiến tới từng bước tạo ra nguồn nhân lực vận động có trình độ chun mơn cao, sâu. Có khả năng sử dụng tất các phương tiện thơng tin, biết vận dụng lý thuyết vào thực hành. Đặc bịêt là các kiến thức về khoa học tiên tiến ứng dụng vào đời sống sản xuất và cụ thể từng ngành để không ngừng nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm.

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, HTX, các hiệp hội nghề nghiệp… trong việc dạy nghề. Trên cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức cho nhân dân về học nghề và giá trị kinh tế, hiệu quả của các ngành nghề để khai thác các lợi thế tiềm năng của tỉnh. Góp phần thúc đẩy sự nnghiệp CNH,HĐH NN,NT.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w