Một trong những nội dung của CNH, HĐH NN,NT là phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở vùng NT. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung nguồn lực phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp dịch vụ NT, ưu tiên công nghiệp, dịch vụ phát triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp. Đẩy mạnh chương trình “Mỗi làng một nghề” để đa dạng hóa sản xuất làm tăng thu nhập cho nơng dân.
Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 1.450 làng nghề phân bổ ở 58 tỉnh, thành phố. Trong 10 năm qua, tăng trưởng tổng sản phẩm trung bình khoảng 8%/năm/. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở NT đã giải quyết được lao động dư trong NN. Đến nay các làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên từ NT. Tuy nhiên các nghề và làng nghề ở nước ta quy mơ cịn nhỏ lẻ, manh mún, cơng nghệ cịn thủ cơng lạc hậu, chưa đồng bộ. Cịn có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành nghề phi NN ở vùng NT (chính sách Thuế, đất đai, tín dụng…). Hỗ trợ dạy nghề cho nông dân.
Đến năm 2007 lao động NT chiếm 74,57% tổng lực lượng lao động xã hội. Bình quân mỗi năm khu vực NT tạo thêm được 0,85 triệu chỗ làm việc mới, chiếm 57% tổng chỗ làm việc mới được tạo ra. Tăng trưởng bình quân 2,92%/năm. Khu vực NT đã giải quyết việc làm cho 75% lực lượng lao động trong cả nước [22, tr.290].
Để các ngành nghề NT phát triển bền vững, nhà nước ta tiếp tục xây dựng và củng cố các khu công nghiệp làng nghề nhằm hỗ trợ các hộ về công nghệ, đào tạo tay nghề, hỗ trợ xúc tiến thương mại, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời tổ chức các hiệp hội ngành nghề, hỗ trợ thông tin về thị trường, đứng ra bảo lãnh
để các doanh nghiệp làng nghề thành viên ký hợp đồng, xử lý tranh chấp khi việc cung cấp nguyên liệu khơng minh bạch… Có chính sách miễn giảm thuế, phí nhằm khuyến khích các hộ chuyên sản xuất ngành nghề yên tâm đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp để mở rộng sản xuất. Có chính sách bảo vệ người lao động thông qua các tổ chức công đồn, thơng tin thị trường, cho vay vốn đào tạo nghề, học nghề. Rỡ bỏ mọi thủ tục vướng mắc và tạo điều kiện khuyến khích các nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển ở NT. Lập quỹ cho vay vốn để các gia đình và cộng đồng có điều kiện cho con em học nghề và hành nghề. Tạo điều kiện để các làng nghề, các hộ làm nghề tiếp cận thuận lợi tham gia dễ dàng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và được hưởng các phúc lợi xã hội căn bản theo chế độ ưu đãi của Nhà nước.
Cải thiện một bước điều kiện sống của người làm nghề, cải thiện tập quán sản xuất riêng lẻ cá thể, không gắn với thị trường… Thay đổi tâm lý ỷ lại, thụ động, sợ khó khăn khi cạnh tranh gay gắt…
Hiện nay những nghề chủ yếu ở NT nước ta vẫn là: sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo và sửa chữa cơ khí, rèn, đúc, dệt, may, thêu., ren, làm đồ gốm, sứ, thủy tinh, da, nhựa, giấy, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ hành nghề vẫn còn rất khiêm tốn.
Những sản phẩm do các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp vùng NT tạo ra đã góp phần quan trọng vào việc phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đạt giá trị cao, thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH.Để đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH NN,NT, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: tiếp tục khôi phục các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới theo xu hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, từng làng, kết hợp giữa truyền thống văn hóa với truyền thống kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường và tái sinh các nguồn lợi thiên nhiên đang có.
Tập trung từng bước hiện đại hóa các cơng nghệ chế bến lương thực, thực phẩm, chế biến hoa màu, lâm sản, thủy sản như: xay xát gạo, chế biến
bảo quản để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chế biến hoa màu như: mía, đường chế biến rau quả, chè, cà phê và nhiều hoa màu khác. Tiếp tục nâng cao công nghệ chế biến thủy hải sản: tôm, cá, rau câu, nước mắm… phục cho xuất khẩu. Phát triển mạnh các nghề dệt may, thêu ren, nghề thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, sơn mài, khắc gỗ, khảm trai… với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao để phục vụ cho xuất khẩu. Hình thành các tổ hợp tác, gắn kết các hộ gia đình xã viên và các cơng ty trách nhiệm hữu hạn trên cơ sở đầu tư vốn kinh doanh chủ động mua sắm các thiết bị, công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.