hóa nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Yên Bái
2.1.3.1. Thuận lợi
Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích đất nơng, lâm nghiệp mầu mỡ phì nhiêu, có cánh đồng phù sa rộng thích hợp cho phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như: chè, quế, cao su các loại cây làm nguyên liệu giấy, sợi, gỗ ép, gỗ ván và các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, … Những điều kiện trên đây có khả năng tạo ra các vùng cây nông nghiệp chuyên canh lớn, cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến.
Nếu bình qn đầu người chỉ tính riêng diện tích đất trồng lúa ở Yên Bái 1 lao động phải đảm nhận 0,11 ha/lao động. Rừng Yên Bái bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng nguyên liệu phục vụ cho chế biến giấy, gỗ ….vẫn còn đến 300.000 ha chưa sử dụng.
n Bái cịn là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Qua khảo sát của Sở Tài ngun mơi trường nơi đây có 165 điểm mỏ. Nổi bật nhất là đá
vôi, cao lanh, đá quý, vàng, kim loại quý, quặng, đất sét làm bình sứ, than, chì, sắt, bơ xít, ở ven bờ sơng suối khai thác vật liệu xây dựng như cát, sỏi…
Bước vào giai đoạn CNH, HĐH, Yên Bái còn là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có bề dày truyền thống cách mạng lâu đời. Là quê hương của các di tích lịch sử gắn bó với phong trào cách mạng chống Pháp, chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc như: Lăng mộ của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, nhà tù Nghĩa Lộ, khu di tích Chiến khu Vần…Cùng với những danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà, đền Đại Cại, Căng Nghĩa Lộ (nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản tiền bối trước khi giải phóng khu Tây Bắc) và hệ thống suối nước nóng sẽ là những cơ sở quan trọng tạo ra ngành du lịch cho tỉnh [29, tr.121-122].
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần cù và thơng minh trong lao động sản xuất, có tinh thần đồn kết các dân tộc có ý chí vượt mọi khó khăn, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã từ lâu đời nơi đây cịn là kho tàng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Các kinh nghiệm sản xuất ở từng tiểu vùng hịa quện với kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian sẽ nhất định thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH NN,NT như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã hoạch định.
2.1.3.2. Khó khăn
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, xa các cửa khẩu và các
trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Nơi đây khơng phải là tỉnh ở diện đặc biệt khó khăn, không nằm trong vùng kinh tế động lực phát triển của cả nước. Hơn nữa địa hình của tỉnh lại hiểm trở, đi lại khó khăn. Do lịch sử để lại, kết cấu hạ tầng vẫn cịn thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, cơng nghệ phục vụ cho sản xuất cịn lạc hậu. Các đặc điểm trên đây khiến cho Yên Bái thực hiện giao lưu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn khi kêu gọi chào mời các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn ở Yên Bái.
Về thời tiết khí hậu: Hiện tượng hạn hán cục bộ kéo dài, nhất là vào mùa khô hạn. Đến mùa mưa thì lụt lội, lũ quét, sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông huyết mạch đe dọa đến cuộc sống và sản xuất của nhân dân.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại nằm rải rác ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư. Là một tỉnh NN nhưng trình độ thâm canh của đồng bào các dân tộc Yên Bái còn hạn chế. Thu nhập và đời sống cịn thấp và gặp nhiều khó khăn. Phong tục tập qn còn khá nặng nề. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải cịn chiếm đến 3%.
Sự tiếp nhận thơng tin nhất là những thông tin về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất NN còn nhiều hạn chế, chưa được phát triển mạnh; Tất cả các đặc điểm trên đây đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình CNH, HĐH NN,NT ở Yên Bái.