Chính sách đất đa

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 105 - 107)

- Do đặc thù là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc trình độ dân trí thấp nên sự

3.2.9.1. Chính sách đất đa

Trước hết và cần thiết phải giải quyết tất mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Trên nguyên tắc: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định chung. “Nhà nước quản lý ĐĐ theo Pháp luật và trao quyền sử dụng cho các chủ thể kinh tế để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả” [23]. Quyền sở hữu của Nhà nước đối với ĐĐ là tuyệt đối. Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích chung hoặc có quyền điều chỉnh ĐĐ hợp lý khi thấy lợi ích của Nhà nước là cần thiết và hợp lý.

Đối với tỉnh Yên Bái hiện nay, cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về ĐĐ theo luật, chú trọng kiểm soát các biến động về ĐĐ. Kiên quyết bảo vệ diện tích cây lúa, hoa màu, diện tích phịng hộ rừng đầu nguồn ở lưu vực sơng Hồng, sơng Đà, sơng Chảy.

Khi cần thiết có thể sử dụng đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng cây lâu năm cho giá trị kinh tế cao hoặc nuôi trồng thuỷ sản cho kinh tế lớn nhưng phải lập dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về tích tụ ĐĐ phải được kiểm sốt chặt chẽ của Nhà nước. Chỉ cho phép tích tụ ĐĐ đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng HĐH đạt hiệu quả kinh tế. Nhưng không để nông dân mất đất mà khơng tìm được việc làm dẫn đến nghèo đói.

Tỉnh cấn có kế hoạch để tiếp tục rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người sản xuất. Sớm ổn định và hồn thiện cơng tác giao đất, giao rừng cho nông dân để họ yên tâm sản xuất.

Về công tác quy hoạch cần chú ý quy hoạch “cứng” áp dụng cho các diện tích xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thơng, thuỷ lợi và các cơng trình khác), cũng như các diện tích bố trí các khu cơng nghiệp dịch vụ, các cơng trình văn hố phúc lợi xã hội ở NT. Đối với quy hoạch “mềm” cần quan tâm sử dụng cố hiệu quả các diện tích đất mặt nước, ao, hồ, sơng, suối… để phục vụ các tiện ích cho phát triển nơng, lâm, thuỷ sản.

Cần tăng cường mở rộng quyền chuyển nhượng sử dụng đất cho người lao động theo các đề án quy hoạch đã phê duyệt. Kiên quyết không để chuyển nhượng đất tự phát làm phá vỡ mục đích sử dụng đất và các dự án đã được quy hoạch theo kế hoạch. Khơng hạn chế việc tích tụ đất vào các doanh nghiệp doanh dân, hoặc các cá nhân những người sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, quy mơ lớn, có tiềm năng ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào NN.

Đẩy mạnh chính sách “dồn điền đổi thửa” nhằm giảm thiểu tình trạng manh mún đất đai tạo nền tảng cho quy mô phát triển sản xuất ngày càng lớn. Cần tăng thời hạn sử dụng đất lâu dài cho nơng dân.

Tóm lại, đất đai và các vấn đề xử lý đối với đất đai là vấn đề lớn, phức tạp

và cực kỳ quan trọng không chỉ đối với nước ta mà còn là vấn đề phức tạp đối với các nước, cũng như mối quan hệ giữa các nước trên thế giới. Do lịch sử để lại vấn đề đất đai đối với nước ta nói chung và đối với Yên Bái nói riêng lại càng quan trọng và không kém phần phức tạp. Tỉnh Yên Bái cần tập trung và đầu tư, nghiên cứu để đưa ra chính sách về đất đai thật cụ thể sáng tạo như Luật đất đai đã quy định đồng thời khai thác tốt mục đích sử dụng đất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w