VI đến nay
Từ năm 1986 trở lại đây, Tỉnh ủy Yên Bái đã bám sát đường lối đổi mới của Đảng, tiến hành triển khai và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của các Đại hội Đảng VI, VII,VIII, IX, X và XI. Nên quá trình CNH, HĐH NN,NT nơi đây đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Tỉnh thừa nhận hộ NT,NN là đơn vị kinh tế tự chủ, đã tạo ra động lực mạnh mẽ, năng động trong kinh tế NT. Nơng dân đã gắn bó chặt chẽ với ruộng đất. Tăng cường đầu tư vốn, lao động, thâm canh tăng vụ tăng diện tích. Bố trí sản xuất canh tác hợp lý, tạo ra cơ cấu mùa vụ, vật nuôi cây trồng phù hợp với đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh. Nhờ đó năng suất lao động tăng cao. Sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú có sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong sản xuất NLN, thủy sản, Sở NN và phát triển NT đã hướng dẫn, khuyến khích các HTX liên kết để sản sản xuất một khâu hay nhiều khâu. Xây dựng kiểu HTX đa dạng phong phú. Xây dựng mơ hình HTX sản xuất chuyên canh như chè, sắn, dứa, quế…
Tỉnh đã từng bước quy hoạch lại các vùng sản xuất chuyên canh kết hợp với thâm canh và đa canh. San tạo mặt bằng cho thuê đất đối với các doanh nghiệp sản xuất. Kiến tạo xây dựng kết cấu hạ tầng, đường cấp nước, thốt nước, điện, thơng tin, xử lý vệ sinh mơi trường.
Xây dựng chính sách khuyến khích kinh tế tự nhiên, sử dụng đất hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc để sản xuất NLN. Cấp quyền sử dụng đất và giao đất giao rừng sử dụng lâu dài cho nông dân (đất lâm nghiệp được sử dụng 50 năm, diện tích ao hồ, mặt nước sử dụng 20 năm) như Luật đất đai đã quy định.
Tỉnh đã lập quỹ bảo lãnh tín dụng đầu tư gồm: vốn ngân sách tỉnh cấp, vốn điều lệ, vốn góp của các tổ chức kinh tế, tín dụng, vốn tài trợ… thiết lập quy chế sử dụng vốn vay theo nguyên tắc của luật Tài chính. Cấp giấy chứng nhận cho các chủ trang trại để được vay vốn. Kinh tế hộ tư nhân được dùng tài sản thế chấp vay vốn phát triển sản xuất. Ngân hàng đã đổi mới phương thức hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường các dịch vụ thanh toán; bảo lãnh, tư vấn. Tạo ra cơ chế thơng thống khuyến khích phát triển sản xuất. Đối với các doanh nghiệp và các trang trại lớn khi đã được thẩm định và nằm trong lĩnh vực khuyến khích sản xuất thì được vay vốn của quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh như doanh nghiệp nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp nằm ở diện khuyến khích sản xuất, các hộ khó khăn. Kinh doanh xuất nhập khẩu, các sản phẩm du lịch được tỉnh xem xét có chế độ ưu đãi về thuế; hoặc được ưu đãi về vốn đầu tư phát triển. Tỉnh khuyến khích và có chế độ ưu đãi các doanh nghiệp các hộ kinh doanh NN … ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đổi mới máy móc thiết bị, cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản xuất NLN giỏi được tỉnh tổ chức cho đi nước ngoài, tham quan học tập phương pháp kinh doanh để phát triển sản xuất [33, tr.21].
Ban tổ chức tỉnh ủy đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho đội ngũ Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy của 180 xã, phường, thị trấn. Thời gian một tuần về phát triển sản xuất NLN và quản lý kinh tế trong NN sau đó cho đi học tập thực tế ở tỉnh Cơn Minh Trung Quốc 06 ngày. Nhờ đó đội ngũ cán bộ xã đã nắm bắt được nhiều kiến thức nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, bảo quản xuất khẩu các sản phẩm từ NLN.
Tỉnh ưu tiên cho các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất tư nhân, các công ty các trang trại lớn cử công nhân, nhân viên về trung tâm dạy nghề của tỉnh để đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật chun mơn nghiệp vụ. Khuyến khích các doanh nghiệp các huyện thị thu hút các chuyên gia các kỹ sư giỏi các thợ có tay nghề bậc cao về đơn vị của mình làm việc.
Bám sát mục tiêu tổng quát do Đại hội Đảng IX đề ra:
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại… Theo đó nền kinh tế phải bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Cơ cấu kinh tế và lao động phải được chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH nâng cao rõ rệt sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo chuyển biến về giáo dục, đào tạo khoa
học và cơng nghệ. Tạo việc làm xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội… [1, tr.42].
Với tinh thần đó, tỉnh ủy Yên Bái đã tập trung các nguồn lực khai thác tối đa đất NN. Tiến hành dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất NN theo kiểu lựa chọn, bố trí sản xuất các loại cây, con có giá trị kinh tế cao theo hướng thâm canh, luân canh, tăng vụ, tăng năng suất. Ở vùng thấp đã tập trung vào sản xuất lúa 4000 ha lúa cao sản để đạt năng suất 120 - 140 tạ/ha. Chuyển nhanh ruộng một vụ thành ruộng hai vụ. Ở vùng cao tập trung xây dựng các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ. Phát triển lúa nước, lúa cạn, ngô… tiếp tục cải tạo, thâm canh chè hiện có trồng mới 2000 ha đạt 12.000 ha vào năm 2005. Bình quân năng suất đạt 64 tạ/ha. Thay thế 30% diện tích chè cỗi, bằng giống LDP1 và LDP2 các giống chè của Đài Loan, Trung Quốc có năng súât cao. Trồng 3.000 ha sắn cao sản, khai thác sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng màu cả ở vùng thấp và vùng cao để trồng lạc, đậu tương, vừng các loại rau quả cao cấp. Phát triển mạnh diện tích trồng dâu ni tằm, cây rong giềng, phát triển diện tích trồng cây măng bát độ, cây dứa…
Duy trì và phát triển các loại cây cam, quýt, hồng, bưởi, xoài, nhãn, mận, sơn tra…. cải tạo và thay thế 50% diện tích cây ăn quả bằng các loại giống mới đối với các loại cây trên. Để diện tích cây ăn quả của tỉnh có 9.500 ha, cho thu hoạch (năm 2005).
Phát triển mạnh ngành chăn nuôi, đưa ngành này lên thành ngành sản xuất chính. Tập trung phát triển đàn gia súc lớn như: Trâu, bò, dê, ngựa, đàn lợn siêu nạc, phát triển thủy sản. Từng bước chuyển chăn ni hộ gia đình sang trang trại chăn ni quy mơ lớn. Bảo đảm an tồn dịch bệnh.
"Đã tập trung khai thác tối đa diện tích các ao hồ hiện có, phát triển mạnh ni trồng thủy sản nhất là Hồ Thác Bà. Thực hiện tốt kết quả dự án nuôi cá trắng bạc, cá chim trắng với Trung Quốc. Tỉnh thường xuyên chỉ đạo bảo vệ và phát triển vốn rừng. Đã ưu tiên đầu tư phát triển rừng nguyên liệu với các loại cây chủ yếu như: Keo lai, bạch đàn mô, thông, tre luồng để cung
cấp đủ nguyên liệu cho chế biến. Đến năm 2010 đã trồng được 24.300 ha rừng gỗ nguyên liệu. Phát triển mạnh các loại cây đặc sản như: Quế, thảo quả, sơn tra…
Kinh tế nông thôn: Đã đẩy mạnh chế biến các loại nguyên liệu NLS. Năm 2005 giá trị công nghiệp chế biến đã đạt 65%. Giảm bớt các cơ sở chế biến chè lạc hậu. Cải tạo nâng cấp đưa công nghệ tiên tiến vào chế biến các nhà máy chè hiện có. Cơng suất đạt 350 tấn búp tươi mỗi ngày. Sản phẩm tinh chế đạt 50%. Nhà máy sản xuất giấy công nghệ hiện đại đạt 6 vạn tấn /năm. Phát triển rộng khắp các cơ sở xay sát gạo, sản xuất miến dong, bột sắn, mía mật… Ứng dụng công nghệ bảo quản rau quả tươi sau khi thu hoạch [32].
Để đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất NN. Năm 2010 đã cơ giới hóa khâu làm đất đạt 60% diện tích gieo cấy; 85% cơ giới hóa tưới tiêu. Đã tổ chức nhiều các làng nghề và các cụm công nghiệp ở các xã vùng thấp và cả vùng cao. Phát triển mạnh mẽ các loại dịch vụ như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công.
Tỉnh đã chú trọng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời tạo mọi điều kiện để kinh tế HTX phát triển. Sắp sếp lại sản xuất đối với các doanh nghiệp chế biến. Thực hiện liên kết kinh tế hộ với các HTX để sản xuất các sản phẩm với cơng nghệ cao. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhất là kinh tế trang trại, phát triển về quy mô thu hút nhiều lao động và vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Tỉnh tiếp tục đầu tư, nâng cấp xây dựng mới các cơng trình thủy lợi, tưới tiêu. Năm 2010 đã có 85% các hộ nơng dân đã được dùng nước sạch. Năm 2005 đã xây dựng mới 5 tuyến đường liên huyện theo trục ngang của tỉnh. Hiện nay 100% số xã đã có đường ơ tơ vào đến trung tâm. Bê tơng hóa 60% số km đường liên thơn, liên xóm hiện có. Năm 2010, đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, 100% số xã đã có điện thoại, điểm bưu điện văn hóa xã, có 95% địa bàn xã đã được phủ kín sóng phát thanh truyền hình, 100% số xã đã có đủ trường học, trạm y tế xã, trụ sở Ủy ban nhân dân xã để làm việc.
Tóm lại, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, từ Đại hội Đảng VI đến nay: tỉnh Yên Bái đã dùng nhiều chính sách để "Điều tiết, hỗ trợ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đưa công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất NN và phát triển NT. Điều chỉnh sử dụng hợp lý việc sử dụng đất đai. Đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, vật ni, cây trồng. Khuyến khích nông dân chuyển dần sang các ngành sản xuất phi NN. Thúc đẩy khôi phục làng nghề; Phát triển nhiều nghề mới ở NT. Tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng NT mới… đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH NN,NT. [34, tr.10].