Những thành tựu

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 51 - 65)

* Thành tựu trong áp dụng khoa học kỹ thuật.

Trong quá trình CNH, HĐH NN,NT tỉnh Yên Bái đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, theo từng mùa vụ sản xuất NLN cho nông dân. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng trong sản xuất NLN, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 5 năm qua đã tập huấn được 16.975 lớp cho 703.690 lượt người. Hàng năm tổ chức cho từ 60 đến 75 lượt cán bộ khuyến nông, đi tham quan học tập ở các tỉnh bạn. Có 10 lượt người được đi học tập ở nước ngoài. “Trong 15 năm qua đã xây dựng được 448 loại mơ hình trình diễn, về các loại cây trồng vật nuôi, theo công nghệ kỹ thuật cao. Đã tổ chức 1862 điểm trình diễn kỹ thuật trong tồn tỉnh. Đã thu hút được 25.000 hộ nơng dân tham gia mơ hình trình diễn trồng lúa lai, lúa chất lượng cao, cao sản. Ngô lai, mạ ném, sắn công nghiệp, chè cành giống mới, cây lâm nghiệp giống mới. Các chương trình thí điểm ni bị Lai Sin, gà thả vườn, ni thỏ cho năng suất cao…Các mơ hình kể trên bước đầu đã thu được nhiều kết quả và nhân rộng ra toàn tỉnh. Nhiều mơ hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện rõ rệt đời sống người nông dân nơng thơn như:

Mơ hình trồng chè chất lượng cao.

Mơ hình cải tạo giống bị lai Sin theo hướng siêu thịt. Mơ hình trồng cỏ thâm canh.

Mơ hình trồng tre măng Bát độ …

Đặc biệt là chương trình xố ruộng một vụ chuyển thành ruộng hai vụ, ba vụ. Mơ hình mạ ném, mạ che túi ni lơng vụ Đơng, Xn, đã khắc phục được tình trạng mạ chết vụ Đơng. Đảm bảo đủ mạ cho diện tích lúa được thâm canh cho năng suất cao trong tồn tỉnh” [37, tr.6-7]. Mơ hình lúa lai ở các huyện vùng cao, đã đưa vào gieo cấy từ 70 đến 80% diện tích, năng suất đạt 69 tạ/ha.

Mơ hình trồng cây vụ Đơng biến ruộng 2 vụ thành 3 vụ trên cánh đồng Mường Lò (huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ) đã cho năng suất đạt 40 tạ/ha/vụ. Diện tích trồng cây vụ đơng đã lên đến 9.000 ha; gồm 2 vụ lúa chất lượng cao và một vụ màu. Đã cho thu nhập đạt 45.000.000 đồng/ha/năm.

Cây sắn công nghiệp, đã được đưa giống KM 64 vào trồng đại trà trên 8.000 ha. Năng suất bình quân đạt 35 đến 40 tấn/ha. Doanh thu đạt từ 30 đến 40 triệu đồng/ ha/năm.

Cây chè đã tạo được vùng nguyên liệu 12.000 ha. Hiện nay đang đưa giống chè mới vào trồng thay thế và cải tạo giống chè cũ năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha/năm. Trong nhiều năm qua Yên Bái đã đào tạo được hàng trăm cán bộ thú y, có chun mơn về dẫn tinh và phối giống cho đàn trâu, bò, lợn ở các địa phương. Bằng phương pháp truyền tinh Đông, hàng năm đã tạo ra được từ 4500 đến 5.500 con bê lai sind. Nâng hiệu quả chăn nuôi tăng 25 % so với cách chăn thả truyền thống.

Đàn trâu hiện có 112.000 con, đã dùng phương pháp chọn lọc tại chỗ, đàn trâu đực giống, cho phối với giống trâu cái tốt ở địa phương. Năng suất tăng từ 15 đến 20% so với phương pháp phối giống cũ.

Tồn tỉnh hiện có trên 1.000 ha trồng đồng cỏ các loại. Diện tích cỏ trồng được thâm canh và chăm sóc theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã có thu hoạch ổn

định, đã chủ động, cung cấp thức ăn sạch cho đàn trâu bò kể cả những lúc rét đậm vào mùa đơng. Hiện tại n Bái có trên 100 trang trại chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp. Ở các trang trại này, các loại giống mới đã được đưa vào như: gà nhập nội, gà lai, vịt siêu trứng, ngan pháp. Ngồi ra đối với các hộ nghèo cịn được tỉnh hỗ trợ về vốn để phát triển chăn nuôi gia cầm nên đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống nhân dân.

Hiện nay tỉnh n Bái có 26.000 ha diện tích mặt nước đang được sử dụng để ni các loại cá: rơ phi đơn tính, chép lai ba màu, cá chim trắng, cá hồi, cá vược, tôm càng xanh… Các loại thuỷ sản trên đã cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó tổng sản lượng thuỷ sản hàng năm đạt trên 6.000 tấn.

Trong sản xuất lâm nghiệp, Tỉnh đã áp dụng và triển khai tốt chương trình 327, 661. Trên cơ sở giao đất giao rừng, để ổn định sản xuất lâu dài cho các hộ nông dân. Thành tựu nổi bật nhất trong lâm nghiệp là: chương trình trồng luồng Thanh Hố, keo lai, bạch đàn mơ, tre măng bát độ, keo tai tượng…Các loại cây này đều có đặc điểm sinh trưởng nhanh, tăng hiệu quả nghề rừng. Thông qua các công nghệ chế biến, xuất khẩu đạt giá trị kinh tế cao. Hiện nay tỉnh có 1.200 cơ sở chế biến gỗ, tre, nứa để sản xuất ra ván ép, gỗ xẻ, ván bóc, đũa gỗ, đũa tre, vàng mã… sản lượng đạt 250.000 triệu đồng/năm.

Trong lâm nghiệp, Tỉnh còn đưa cây keo tai tượng, cây lát Mêxico, cây mao trúc, cây dổi bắc, cây pơ mu, trồng đại trà ở các khu rừng tái sinh và ở các huyện vùng cao của tỉnh. Riêng đối với cây tre măng Bát độ đã cho nămg suất đạt bình quân từ 35 đến 40 tấn /ha/năm. Mơ hình trồng keo tai tượng nhập ngoại chu kỳ ngắn, năng suất cao đã trồng được 16.000 ha đang cho thu hoạch. Các loại cây trồng kể trên đã cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân nhất là ở các huyện và các xã vùng cao.

Hiện nay Yên Bái có 51,9 ha rừng Thơng mã vĩ để tuyển chọn giống. Có 30 ha rừng ni để lấy giống cây vối thuốc, sơn tra. Có 5

ha rừng giống cây sa mộc, 30 ha rừng trồng quế giống. Đó là các loại rừng để tuyển chọn các loại giống quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, để phát triển nghề rừng trong thời gian tới [40, tr.12].

Trong các loại cây trồng ngành nơng nghiệp n Bái cịn tư vấn về khoa học kỹ thuật, giới thiệu và cung ứng các loại cây con có giá trị kinh tế cao như: Ổi Đài Loan, xồi Đài Loan, đại táo, táo xn 21, mít Thái Lan, thanh long ruột đỏ. Trong chăn ni, ngành nơng nghiệp cịn phổ biến kỹ thuật ni giun, ni nhím. Thỏ nhập ngoại đã được Tỉnh ni trồng thử nghiệm, bước đầu đem lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Để nâng cao mức sống cho người lao động, Tỉnh đã dùng nguồn kinh phí địa phương, tổ chức nhiều mơ hình, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để giúp đỡ nơng dân phát triển trồng trọt và chăn ni có giá trị kinh tế cao như:

Mơ hình thâm canh cây thanh long ruột đỏ. Mơ hình trồng hoa hồng Pháp có năng suất cao.

Mơ hình trồng ngơ vụ đơng bằng giống mới (TBKT, NK4300, NK6654…). Mơ hình ni thỏ nhập ngoại sinh sản

Mơ hình ni gà cơng nghiệp với quy mơ lớn. Mơ hình thử nghiệm cây cà chua.

Mơ hình thâm canh lạc, chế biến phân hữu cơ. Mơ hình ni ba ba giống bố mẹ.

Các mơ hình trên, đã được áp dụng khoa học, công nghệ mới nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang đi vào cuộc sống. Nhiều hộ gia đình nơng dân đã vận dụng khoa học kỹ thuật thành công vào chăn nuôi nên đã trở thành tỷ phú.

* Phân công lao động kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN,NT có những chuyển biến tích cực.

Để tổ chức phân cơng lại lao động hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có

2.550 tổ hợp tác với 9.000 thành viên và trên 20.000 lao động. Các tổ hợp tác có vai trị rất quan trọng trọng việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Có 333 HTX trong đó có 128 HTX sản xuất NN, 109 HTX sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 13 HTX xây dựng, 15 HTX thương mại dịch vụ, 5 HTX giao thông vận tải, 46 HTX dịch vụ điện NT, 16 quỹ tín dụng và một HTX y tế cộng đồng. Tổng số vốn điều lệ trong các HTX là 156.627 tỷ đồng. Đã thu hút được 43.182 xã viên, bình quân thu nhập đạt từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Các HTX đang tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ, làm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ vật ni cây trồng. Nhờ đó nhiều HTX đã có mức thu nhập bình quân cao đạt tới 4 triệu đồng/người/ tháng [15].

Các HTX sản xuất NLN đã phát triển theo hướng đa ngành đa nghề như: cung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân sản xuất NLN. Mở rộng phát triển các ngành nghề chế biến nông lâm sản, chăn nuôi các loại con đặc sản như: ba ba, dúi, nhím.

Hình thành các HTX sản xuất chế biến chè, các HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu, hình thành các HTX xây dựng các cơng trình thuỷ nơng, xây dựng kết cấu hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Trong sản xuất NLN các doanh nghiệp cũng được hình thành và đến nay tồn tỉnh có 73 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực chế biến thương mại, kinh doanh tổng hợp. Các HTX và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến trong lĩnh vực NLN đã đứng vững được trên địa bàn của Tỉnh. Tổ chức sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Bước đầu đã có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã được chuyển dịch tích cực theo hướng CNH,HĐH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,31%. Trong đó ngành NLN tăng 5,1%. Tỷ trọng NLN chiếm 33,05%. Gía trị sản xuất tồn ngành bình quân tăng 5,64%. Kinh tế trang trại được chú trọng và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng giá trị hiệu quả. Tỉnh đã giữ vững và mở rộng, hình thành các vùng chun

canh có quy mơ lớn về diện tích và sản phẩm chế biến. Nổi bật là vùng lúa cao sản Mường Lị. Vùng ngơ lai sản xuất theo hướng hàng hóa trên 5.000 ha. Vùng sắn cao sản trên 4.000 ha. Vùng chè được mở rộng, trồng lại và trồng mới chè cao sản với diện tích 13.000 ha. Vùng quế có 27.000 ha. Vùng tre măng bát độ, vùng sản xuất các loại cây lâm nghiệp đã biến nghề rừng thành ngành sản xuất chính của nơng dân. Nhiều hộ nông dân đã bắt đầu làm giàu từ nghề rừng. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã trồng mới được 71.248 ha rừng, trong đó có 83 % là rừng sản xuất. Chu kỳ cây trồng ngắn, năng suất cao hiệu quả kinh tế lớn. Riêng các huyện và các xã vùng cao đã trồng được 3.331 ha rừng sản xuất. Độ che phủ của rừng trong toàn tỉnh đã đạt 51,3%. Giá trị sản xuất riêng ngành lâm nghiệp đã đạt 6,42% và chiếm 20,7 % tổng giá trị ngành nông lâm nghiệp [4, tr.20].

Đàn gia súc tăng bình quân 4,33%/năm, đàn gia cầm tăng 5,34%/năm. Giá trị ngành chăn nuôi đạt 25% giá trị tồn ngành nơng lâm nghiệp. Tỉnh đã đưa nhiều loại giống con quý hiếm vào chăn thả trong ngành thuỷ sản như: ba ba, cá tầm, cá hồi, sản lượng đạt 5.550 tấn/năm. Giá trị ngành thuỷ sản đạt 17,62% trong toàn ngành lâm nghiệp. Cơ cấu sản xuất NLN đang chuyển dịch tích cực theo hướng CNH,HĐH.

* Đã mở mang được nhiều dịch vụ kinh tế kỹ thuật và phát triển

được nhiều cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm nơng nghiệp.

Q trình CNH, HĐH NN,NT, n Bái đã tạo ra nhiều cơ sở dịch vụ hoạt động sản xuất phi NN. Hiện nay tồn tỉnh có 25 HTX sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất đồ gỗ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Có 12 HTX hoạt động dịch vụ cung cấp điện. Thông qua mạng lưới điện NT đến nay hầu hết các xã phường của tỉnh đã có điện, vừa sử dụng trong đời sống sinh hoạt, vừa phục vụ sản xuất chế biến nông lâm sản.

Trong lĩnh vực cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, hiện có 109 HTX tập trung khai thác khoáng sản, cát, sỏi, vật liệu xây dựng… Các HTX này đã

không ngừng đầu tư dây chuyền công nghệ mới, liên doanh liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Các HTX chế biến nông, lâm sản đã tập trung vốn mua nguyên liệu cho nông dân, đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư giống vật nuôi cây trồng, nên đã tạo ra vùng nguyên liệu tương đối ổn định cho đầu vào. Chỉ tính riêng năm 2010 ngành chế biến nông lâm sản của các HTX, đã có doanh thu được 32 tỷ đồng tạo ra thêm được trên 100 chỗ lao động mới.

Các HTX chế biến gỗ đã sử dụng khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, tích cực mở rộng thị trường, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Các sản phẩm như ván ép, gỗ xẻ thanh, đũa gỗ, đũa tre, que kem… đang mở ra hướng đi vững chắc cho các hộ nông dân sản xuất chuyên canh vùng cây nguyên liệu.

Đến nay, tồn tỉnh có 13 HTX xây dựng, chủ yếu tập trung ở vùng cao. Các HTX này vừa tiến hành khai thác, sản xuất các vật liệu xây dựng tại chỗ, vừa xây dựng các cơng trình dân dụng mới để phát triển kinh tế ở địa phương. Các cơng trình về giao thơng NT, các cầu cống vừa và nhỏ, các cơng trình cấp thốt nước để đảm bảo vệ sinh mơi trường, các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ… đã mở ra hướng đi đúng nhằm giúp cho người dân nơi đây tận dụng được những nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Đồng thời cịn tạo ra được giá thành hạ, hiệu quả kinh tế cao. Tồn tỉnh có 5 HTX vận tải, vừa hoạt động vận tải hành khách trong và ngoài tỉnh phục vụ đi lại của nhân dân, vừa tăng thu nhập để tái thiết lại các cơ sở hạ tầng. Các HTX vận tải đã tạo ra hệ thống luồng đường hợp lý về đến tận các xã phường giúp cho người dân nơng thơn đi lại giao lưu thuận lợi cịn tạo ra điều kiện cho việc luân chuyển hàng hoá nhất là các sản phẩm nông lâm ngghiệp lưu thông được dễ dàng.

Ở các vùng NT Yên Bái hiện nay có 16 quỹ tín dụng, đang hoạt động với doanh số cho vay cao. Các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và các cá nhân được huy động nhận gửi và cho vay hợp lý. Nhờ đó việc sản xuất và kinh doanh trong NN có điều kiện và phát

triển. Riêng năm 2010 đã huy động nhận gửi được 221 tỷ đồng cho vay 10.614 lượt người; doanh số cho vay đạt 385.489 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 238,65 tỷ đồng; tổng lãi suất đạt trên 3 tỷ đồng [15].

* Xây dựng kết cấu hạ tầng đã có chuyển biến mạnh mẽ.

Trong q trình CNH, HĐH NN,NT, Yên Bái đang tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo các tiêu chí mới do Chính phủ quy định. Trong những năm qua đã đạt được những thành tựu sau:

- Về giao thơng nơng thơn: Tồn tỉnh có 6.825 km đường bộ, trong đó có 4 tuyến đường quốc lộ và 11 tuyến đường tỉnh lộ, 100% các xã đã có đường ơ tơ vào đến trung tâm, 110 xã đã có đường nhựa, 5 xã có đường đá, 21 xã mới chỉ có đường cấp khối và còn 23 xã chỉ là đường đất.

- Đường trục liên xã có tổng chiều dài 2.575 km đã bê tơng hố và nhựa hố theo tiêu chí mới đạt 15,7%. Đường trục liên thơn có tổng chiều dài 2.292 km. Tỷ lệ cứng hố theo tiêu chí mới chỉ đạt 3,2%. Đường ngõ xóm có độ dài là 1.472,5 km đang được cứng hố nhưng chưa đạt so với tiêu chí mới.

- Về thuỷ lợi: Tồn tỉnh hiện có 3.079 cơng trình, đảm bảo tưới tiêu được 85% diện tích ruộng 2 vụ. Tổng số trạm bơm nước có 13 cái đang hoạt động tưới tiêu cho 204 ha. Tổng số hồ chứa có 2009 cơng trình. Dự kiến sẽ xây mới và sẽ tạo ra thêm 100 hồ chứa mới. Tổng số đập dâng nước vào kênh mương

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh yên bái (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w