Quản lý nội dung giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục môi trường ở trường trung

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục môi trường

Quản lý nội dung GDMT là quản lý q trình dạy học tích hợp GDMT vào các mơn học có nội dung liên quan. Các kiến thức GDMT có thể chiếm nội dung của một chương, một bài, một mục, một trích đoạn hay đơn giản chỉ là một câu trong bài học. Việc lồng ghép các đơn vị nội dung GDMT cần đảm tính khoa học, tính hài hịa của bài giảng. Các kiến thức GDMT có thể khơng được nêu rõ trong nội dung sách giáo khoa nhưng GV có thể bổ sung bằng các ví dụ đảm bảo tính hợp lý của giờ dạy. Chính vì nội dung GDMT được thực hiện dưới hình thức tích hợp nên quản lý nội dung này cũng được coi là một bộ phận của quản lý quá trình dạy học trong nhà trường.

Quản lý nôi dung GDMT thông qua hoạt động NGLL của HS, bằng các hoạt động đa dạng, sinh động, hấp dẫn nhằm tạo cho HS một vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo. Biến những kiến thức đã học vào thực tế, tạo thành kỹ năng và thái độ tích cực trong đối xử với mơi trường.

1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức cơng tác giáo dục mơi trường

1.4.3.1. Quản lý hoạt động dạy học các mơn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục mơi trường

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp các tiết học có nội dung GDMT Quản lý giờ dạy trên lớp của GV

Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sư phạm của bài học theo hướng tích hợp nội dung GDMT

Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV

1.4.3.2. Quản lý công tác giáo dục môi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp

Để đẩy mạnh công tác GDMT cho HS trong các trường THPT, cần tăng cường công tác GDMT trong hoạt động NGLL một cách cân đối, hài hoà với kế hoạch dạy và học trên lớp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Để thực hiện tốt công tác GDMT trong các hoạt động NGLL, cần phải quản lý:

- Định hướng mục tiêu hoạt động - Xây dựng kế hoạch hoạt động

- Tổ chức, chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch - Xây dựng các điều kiện tổ chức hoạt động NGLL - Thi đua, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động NGLL

1.4.4. Quản lý việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục môi trường cho giáo viên cho giáo viên

GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của công tác GDMT nói riêng, vì thế hằng năm, nhà trường phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cho họ để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cập nhật nội dung và phương pháp giáo dục mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. Công tác bồi dưỡng GV về nội dung, phương pháp GDMT bao gồm các mặt sau:

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV nắm được những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, của ngành, trường và địa phương về công tác GDMT và BVMT.

- Tổ chức bồi dưỡng chun mơn để hồn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học về môi trường và BVMT, đáp ứng công việc được giao, đạt

được một trình độ chuẩn theo quy định ngành học.

- Bồi dưỡng phương pháp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục về kỹ năng nghề nghiệp.

- Tổ chức cho GV tham quan học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến điển hình về cơng tác GMDT trong và ngoài huyện, tổ chức trao đổi tọa đàm, nghe các ý kiến tư vấn của chuyên gia.

Ngoài ra, HT cũng cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để động viên GV luôn phát huy phong trào tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình và tham gia tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác GDMT do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

1.4.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục môi trường môi trường

Phối hợp các lực lượng tham gia công tác GDMT là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau của các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác GDMT của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực hiện mục tiêu, nội dung GDMT cho HS và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường và các tổ chức khi tham gia các hoạt động GDMT trong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được bàn bạc.

Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác GDMT theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội theo kế hoạch đã bàn và được cam kết nhằm đẩy mạnh công tác GDMT cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía HS, GV, các lực lượng về hiệu quả các hoạt động đã thực hiện.

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục môi trường

lồng ghép trong các môn trên lớp và qua hoạt động NGLL, nên việc quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDMT cũng được thực hiện qua hai hoạt động sau:

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở các mơn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu rất quan trọng nhằm xác định kết quả, mức độ chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng BVMT cho HS. Kiểm tra, đánh giá cũng là động lực của q trình dạy học, có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt động quản lý giáo dục.

- Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDMT thông qua hoạt động NGLL.

Việc kiểm tra, đánh giá HS qua các hoạt động là quan trọng hơn nhiều so với việc kiểm tra, đánh giá trên lớp. Thông qua các hoạt động trực tiếp, HS tiếp thu tri thức một cách tự nhiên, từ đó hình thành thái độ, hành vi đối với môi trường và BVMT một cách tự nhiên và bền vững. Việc kiểm tra, đánh giá ở đây là sự kiểm tra, đánh giá về đạo đức môi trường.

Đạo đức môi trường là một hệ thống các giá trị (kiến thức, thái độ và tình cảm, hành vi và kỹ năng) mà con người đối xử với con người và con người đối xử với thiên nhiên. Do đó việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thông qua hoạt động và trong từng hoạt động.

1.4.7. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong công tác giáo dục môi trường trường

1.4.7.1. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

CSVC và phương tiện giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác nhau để đạt được mục đích; nó có tác động nhất định đến quá trình dạy học; nếu CSVC tốt sẽ tạo mơi trường thoải mái cho cả người dạy và người học.

CSVC, TBDH là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành q trình GDMT và chỉ được phát huy có hiệu quả khi nó thật sự trở thành một nhân tố của q trình đó.

Quản lý điều kiện CSVC và TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH nhằm phục vụ đắc lực cho công tác GDMT.

CSVC và TBDH là điều kiện tiên quyết để nhà trường triển khai các hoạt động, là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý CSVC, TBGD bao hàm cả việc đầu tư và mua sắm, bảo quản và khai thác sử dụng.

Do CSVC và TBDH là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý cần tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học và quản lý chuyên ngành giáo dục.

1.4.7.2. Tài chính

Ngân sách Nhà nước là tồn bộ các khoản thu, chi trong dự tốn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Nguồn tài chính ngồi Ngân sách Nhà nước là tất cả những yếu tố về nguồn vốn tiền tệ mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khn khổ thực hiện xã hội hố nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Cùng với ngân sách của Nhà nước đầu tư, cần huy động sự đóng góp của các tổ chức, của gia đình và của cộng đồng thơng qua việc ủng hộ kinh phí, hổ trợ phương tiện hay tham gia tổ chức các hoạt động GDMT.

Đồng thời cũng nên tạo kinh phí từ hoạt động BVMT của các em để tổ chức GDMT.

Tiểu kết Chương 1

Môi trường và BVMT trở thành vấn đề thời sự cấp bách của các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực để BVMT và bảo đảm sự phát triển bên vững, trong đó đã xác định đúng đắn vai trị của công tác GDMT. Nhờ vậy, công tác GDMT cho HS các cấp học phổ thông không chỉ là những chủ trương chung, mà còn là hoạt động cụ thể của nhà trường, gia đình, xã hội và trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận cho thấy, quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Quản lý công tác GDMT cho HS các trường THPT là một hoạt động hết sức quan trọng, góp phần đào tạo một cách tồn diện cho thế hệ trẻ, để đạt được kết quả trước mắt và cả lợi ích lâu dài, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Chương 1 của Luận văn cũng đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài như: Môi trường, GDMT, quản lý, QLGD, quản lý công tác GDMT…; các vấn đề về GDMT ở trường THPT. Trong đó, trình bày được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDMT, cũng như đã xác định rõ nội dung quản lý công tác GDMT của CBQL trường THPT bao gồm: Quản lý hoạt động dạy học các mơn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, quản lý hoạt động GDMT thông qua hoạt động NGLL và thực hiện công tác quản lý theo các thành tố của công tác GDMT.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác GDMT cho HS và các biện pháp quản lý công tác GDMT của BGH các trường THPT huyện Hoài Ân để làm cơ sở, căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác GDMT một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện của các trường THPT trên địa bàn huyện.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Nghiên cứu về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về vị trí, vai trị của cơng tác GDMT ở các trường THPT hiện nay.

- Nghiên cứu về thực trạng công tác GDMT ở các trường THPT huyện Hoài Ân.

- Nghiên cứu về thực trạng quản lý công tác GDMT của BGH các trường THPT huyện Hoài Ân.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng sau: Toàn bộ CBQL, GV (09 CBQL, 172 GV) và 480 HS (Mỗi trường chọn HS 3 lớp 10, 11, 12) thuộc 4 trường THPT trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.

Bảng 2.1. Chọn mẫu điều tra Số Số

TT Tên trường CBQL GV Học sinh

1 THPT Hoài Ân 2 34 119

2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 2 36 120 3 THPT Trần Quang Diệu 3 59 121

4 THPT Võ Giữ 2 43 120

2.1.4. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phỏng vấn trực tiếp.

- Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của BGH và GV

2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê kết quả phiếu điều tra (phiếu điều tra có 3 mức độ), sau đó tính % cho mỗi mức độ trong phiếu điều tra để so sánh.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Hồi Ân là một huyện trung du - miền núi của tỉnh Bình Định, cách TP. Quy Nhơn 100 km về phía Bắc. Diện tích: 744,1 km2. Dân số: 94.300 người, trong đó nữ 48.800 người; mật độ dân số 127 người/km2. Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Hồi Nhơn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía Đơng giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện An Lão. Huyện Hồi Ân có 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 01 thị trấn và 14 xã.

Huyện Hoài Ân chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của khí hậu nắng nóng. Lượng mưa hàng năm từ khoảng 2.000-2.500mm. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khơ, nắng nóng gay gắt, khắc nghiệt, lượng mưa tương đối thấp, chỉ chiếm 15% lượng mưa hàng năm, nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và sự phát triển của hệ thực vật. Ngược lại, mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung 85% lượng nước mưa hàng năm. Nhiệt độ trung bình từ 24-300C, mùa mưa độ ẩm cao trên 90%, rất thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng gây bệnh và phát triển. Tình hình đó đã gây cho huyện khơng ít khó khăn như hạn hán, bão lụt, dịch bệnh.

Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định

2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Là huyện gặp nhiều khó khăn trong điều kiện tự nhiên nên việc phát triển kinh tế đối cịn có nhiều hạn chế, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập đầu người thấp, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu ngân sách đạt thấp, kinh phí hoạt động của huyện chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách cấp trên cấp về…

Tuy vậy, Hoài Ân là huyện có truyền thống hiếu học, tư tưởng học để ly nông, học để thốt nghèo đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân. Có nhiều người con quê hưởng trưởng thành từ sự học và đã hướng về đầu tư chung tay xây dựng quê hương. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng của Hồi Ân từng bước được cải thiện, hệ thống trường lớp được xây dựng hoàn chỉnh từ các trường mầm non đến THPT, tỷ lệ trẻ em đến trường ln đạt ở mức cao, có nhiều trường đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua của huyện, tỉnh, số lượng HS giỏi và đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng theo từng năm.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục tồn diện nói chung, cơng tác GDMT nói riêng ở các trường THPT huyện Hoài Ân.

2.2.3. Thực trạng về mơi trường trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định

Do phần lớn địa hình là đồi núi xem kẽ đồng bằng nên dân cư chủ yếu tập trung sinh sống ở đồng bằng và ven các sông. Nên mật độ dân số có sự mất cân bằng giữa các khu vực và đồng bằng; ở một số xã dân số tập trung đông như: Ân Thanh, Ân Nghĩa, Ân Tường Tây, thị trấn Tăng Bạt Hổ... Nhưng các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)