Mục tiêu giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về công tác giáo dục môi trường ở trường trung học phổ

1.3.1. Mục tiêu giáo dục môi trường

1.3.1.1. Mục tiêu giáo dục mơi trường nói chung

Theo Hiến chương Belgrade 1975 về GDMT toàn cầu: “Mục tiêu của giáo dục môi trường là làm cho con người hiểu biết và có trách nhiệm về mơi trường và các vấn đề mơi trường có đủ kiến thức, kỹ năng, động cơ và trách nhiệm trong những việc làm của cá nhân hay tập thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay cũng như ngăn chặn các vấn đề sẽ nảy sinh trong tương lai”.

GDMT không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân dân, giáo dục trong các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung học chuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục có cơ hội:

- Hiểu biết bản chất của các vấn đề mơi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với mơi trường khu vực và tồn cầu.

- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.

- Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc.

Như vậy, GDMT nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường. Mục tiêu của GDMT cũng nhằm trang bị cho cộng đồng những kĩ năng hành động BVMT một cách hiệu quả hơn.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục môi trường trong trường trung học phổ thông

Phương pháp GDMT hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động BVMT. Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDMT trong cơng tác BVMT, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những chương trình hành động cụ thể và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các chương trình giáo dục mơi trường bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới

tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, và vận động quần chúng cũng như các tổ chức xã hội khác tham gia vào việc BVMT tiến hành hàng năm.

Căn cứ theo mục tiêu GDMT chung được đưa ra trong Hiến chương Belgrade 1975, vào đặc điểm lứa tuổi, vào trình độ nhận thức và khả năng hoạt động của từng cấp học, Bộ GD&ĐT đã đưa ra mục tiêu GDMT chung cho các trường phổ thông là: “Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thơng nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi đứa trẻ được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách được khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý về môi trường” [6].

Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Về kiến thức: Giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về môi trường, về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về vai trị của mơi trường và tài nguyên đối với con người, những tác động của con người tới môi trường, những kiến thức khai thác, sử dụng môi trường một cách bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

- Về kỹ năng: Giúp HS hình thành kỹ năng BVMT, phát triển tài nguyên, cân bằng sinh thái, hướng tới việc học tập cách sử dụng những cơng nghệ sản xuất mới có hiệu quả và tránh những thảm hoạ từ mơi trường, xố đói, giảm nghèo, đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên.

- Về thái độ: Hình thành cho HS ý thức, thái độ, sự quan tâm tới môi trường và BVMT, ý thức đấu tranh chống lại những vi phạm, phá hoại môi trường. Tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ mơi trường sống ở nhà, ở trường, thơn xóm, đường phố, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, trồng cây phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, làng xóm tham gia BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

1.3.2. Nguyên tắc giáo dục môi trường ở trường học

Q trình triển khai thực hiện cơng tác GDMT trong các nhà trường phải đảm bảo bảy nguyên tắc cơ bản sau:

- GDMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các mơn học và các hoạt động, là cách tiếp cận xuyên bộ môn.

- Đảm bảo mục tiêu, nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, bậc học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục nói chung.

- GDMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng BVMT phù hợp với tâm, sinh lý từng lứa tuổi.

- Nội dung GDMT phải chú trọng các vấn đề thực hành, trên cơ sở đó hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của từng địa phương, của đất nước phù hợp với từng lứa tuổi.

- Phương pháp GDMT nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện và tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.

- Cách tiếp cận cơ bản của GDMT là: Giáo dục về môi trường, trong mơi trường và vì mơi trường.

- Tận dụng các cơ hội để GDMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của mơn học, tính logic của nội dung và khơng làm q tải kiến thức và tăng thời gian của bài học.

1.3.3. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh trong các trường trung học phổ thông

Các nội dung cơ bản về GDMT được đưa vào nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng, được thực hiện thường xun và có hệ thống phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ở tất cả các cấp học phổ thông.

Phần lớn nội dung GDMT ở trường THPT được tích hợp, lồng ghép vào các chương trình mơn học, trong đó có những mơn học có nội dung liên quan đến những kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường, Luật BVMT, hệ sinh thái… như mơn Sinh học, Địa lý, Hóa học, GDCD, Ngữ văn… Các mơn khác được tích hợp, lồng ghép ở mức độ khác nhau về nội dung GDMT như: Vật lý, Công nghệ, Ngoại ngữ,… Ở nước ta, nội dung GDMT được đưa vào chương trình phổ thơng với 4 vấn đề và những nội dung chi tiết trọng tâm sau đây:

- Vấn đề 1: Môi trường sống của chúng ta (Khái niệm môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái). - Vấn đề 2: Quan hệ giữa con người và môi trường (Con người là một thành phần của mơi trường, vai trị của mơi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường, mối quan hệ giữa dân số và mơi trường, cơng nghiệp, đơ thị hóa và vấn đề môi trường).

- Vấn đề 3: Sự ô nhiễm và suy thối mơi trường (Ơ nhiễm mơi trường nước, môi trường biển, ô nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất, ơ nhiễm tiếng ồn và các vấn đề về chất thải, suy thoái rừng, suy thoái đất và suy giảm đa dạng sinh học).

- Vấn đề 4: Các biện pháp BVMT và phát triển bền vững; những quy định của pháp luật về BVMT và phát triển bền vững; các biện pháp và hoạt động BVMT, nhiệm vụ của HS trong phát triển bền vững.

GDMT nhằm trang bị cho HS những tri thức cơ bản về mơi trường, hình thành và phát triển ý thức, kỹ năng và thái độ BVMT, góp phần xây dựng mơi trường sống trong sạch, lành mạnh trong phạm vi cả nước và trong từng cộng đồng địa phương.

Việc giáo dục về môi trường, trong môi trường phải nhằm tới giáo dục vì mơi trường. Vì vậy, nhà trường phải cung cấp đầy đủ những kiến thức về môi trường cho HS. Song đó mới chỉ một mặt của mục tiêu GDMT. Điều cần đạt là HS, từ sự hiểu biết đó, tùy theo độ tuổi và mức độ tham gia vào các hoạt

động NGLL tác động đến mơi trường, cần có thái độ ứng xử thân thiện với mơi trường, có kỹ năng thực hành, phương pháp hành động độc lập, khả năng ra quyết định phù hợp, ứng xử có hiệu quả vấn đề mơi trường.

Qua đó hình thành và phát triển giá trị nhân cách, đạo đức trong thái độ ứng xử và hành động trước vấn đề mơi trường. Trong q trình học tập, HS có thêm những hiểu biết về mơi trường ở địa phương, quốc gia, khu vực, quốc tế và tiến dần tới khả năng xem xét vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, định hướng hành động của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu phát triển môi trường bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)