Thực trạng quản lý hoạt động dạy học có tích hợp, lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 56 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các

2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học có tích hợp, lồng

dung giáo dục môi trường

GDMT là nội dung được tích hợp, lồng ghép trong các mơn học nên việc quản lý nội dung này mang đặc trưng riêng. Bao gồm: quản lý hồ sơ giáo án, quản lý dự giờ, quản lý chương trình dạy học, quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ GV, quản lý việc đánh giá kết quả học tập của HS. Vì vậy, khi nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động dạy học, chúng tôi điều tra những nội dung sau:

2.5.1.1. Thực trạng quản lý chương trình giáo dục mơi trường

Hiện nay, việc hướng dẫn dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT cho HS trong các mơn học đã có và hệ thống hóa theo từng chương, từng bài cụ thể. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, HT chủ động lên kế hoạch GDMT cho cả năm học, học kỳ và từng tháng. Vì vậy để đánh giá thực trạng quản lý chương trình GDMT chúng tơi đã tiến hành điều tra về công tác quản lý của HT về việc quản lý các kế hoạch trong năm học.

Kết quả điều tra ở Bảng 2.8 cho thấy: HT đã chủ động lập kế hoạch cho cả năm học và học kỳ (76,8% đánh giá là thường xuyên), đồng thời chỉ đạo cho tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cả năm và học kỳ (69,6%), giao việc quản lý kế hoạch cho phó hiệu trưởng và tổ trưởng chun mơn, giao cho GV chủ động thực hiện các kế hoạch (96,7%).

Bảng 2.8. Nội dung quản lý thực hiện chương trình GDMT Số Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 HT lập kế hoạch GDMT năm học, học kỳ 139 76,8 42 23,2 0 0 2 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch

GDMT cả năm và học kỳ 126 69,6 46 25,4 9 5 3 Giao cho phó HT quản lý kế hoạch GDMT 161 89 17 9,4 3 1,6 4 Giao cho tổ trưởng chuyên môn quản lý kế

hoạch GDMT 131 72,4 36 19,9 14 7,7

5 Giao cho GV chủ động thực hiện kế hoạch

GDMT 175 96,7 4 2,2 2 1,1

Tuy nhiên, qua nghiên cứu kế hoạch của HT các trường trong 3 năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020, chúng tôi nhận thấy HT các trường đã không lập riêng kế hoạch GDMT cho từng năm học, mà đưa một phần nhỏ vào kế hoạch chung của nhà trường hoặc chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác GDMT theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và của các ngành ở địa phương; các nội dung GDMT đưa vào kế hoạch chung của nhà trường còn chung chung, nội dung các hoạt động lặp đi lặp lại hằng năm mà khơng có chương trình cụ thể, rõ ràng cho từng năm học, thậm chí có những nội dung cập nhật kiến thức mới và phương pháp GDMT cho các môn học không được đề cập.

Khi trao đổi với HT các trường, chúng tôi được biết:

- Do nội dung GDMT được tích hợp, lồng ghép trong môn học khác nhau. Nên công tác quản lý, khai thác nội dung, chương trình GDMT ở mỗi tổ chuyên môn là khác nhau và ở mỗi trường cũng khác nhau, phần lớn là do GV bộ môn tự thực hiện.

- BGH và tổ trưởng chuyên môn ở các trường chỉ tham gia giảng dạy một bộ môn cụ thể. Trong khi đó, nội dung GDMT được tích hợp ở nhiều

môn học và dàn trải ở nhiều bài học riêng biệt nên BGH và tổ trưởng chuyên mơn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chương trình một cách sâu sát. Ngồi ra, việc thành lập các tổ chuyên môn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường, khơng thống nhất trong tồn huyện, nhân sự làm tổ trưởng chun mơn có thể là GV khơng dạy mơn học có tích hợp.

Trong quản lý và chỉ đạo thực hiện dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT trong các mơn học cịn thể hiện sự thiếu chặt chẽ, qua số liệu Bảng 2.8 HT giao cho GV chủ động thực hiện các kế hoạch, có đến 96,7% ý kiến đánh giá là thường xun, trong khi đó vai trị giám sát thực hiện dạy học của tổ trưởng chuyên môn lại không được thể hiện rõ nét, nên hoạt động giảng dạy còn tùy tiện, phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của từng GV.

2.5.1.2. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV là một trong những công việc quan trọng của CBQL để giám sát được tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc của GV trong cơng đoạn chuẩn bị giờ dạy nói chung và các giờ dạy có tích hợp, lồng ghép GDMT. Nhà trường xây dựng quy chế chun mơn trong việc soạn bài tích hợp, lồng ghép GDMT và GV nghiêm túc thực hiện.

Bảng 2.9. Kết quả điều tra công tác quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Qui định việc sử dụng sách chuẩn kiến

thức, kỹ năng 147 81,2 31 17,1 3 1,7

2 Qui định việc soạn giảng kiến thức mơn

học có lồng ghép kiến thức GDMT 124 68,5 52 28,7 5 2,8 3 Qui định việc soạn bài cho các mơn

khơng tích hợp, lồng ghép GDMT 43 23,8 125 69 13 7,2 4 BGH thực hiện kiểm tra việc soạn bài 54 29,8 121 66,9 6 3,3 5 Giao tổ trưởng kiểm tra việc soạn bài 162 89,5 19 10,5 0 0

Qua số liệu ở Bảng 2.9 cho thấy: HT quản lý tương đối tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV, nhất là ở nội dung qui định việc sử dụng sách chuẩn kiến thức, kỹ năng (81,2%), và qui định việc soạn giảng kiến thức mơn học có lồng ghép kiến thức GDMT (68,5%), thực hiện phân cấp cho tổ chuyên môn kiểm tra việc soạn bài (89,5%).

Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của GV, nhất là giáo án các mơn có tích hợp GDMT, chúng tơi nhận thấy: Việc GV soạn bài có nội dung GDMT mà trong giáo án có đảm bảo hay khơng thì BGH chưa giám sát được, vì thực tế có những giáo án GV khơng đưa nội dung GDMT vào, mặt dù bài đó có nội dung GDMT, hoặc có giáo án chỉ đưa vào một lượng rất nhỏ kiến thức GDMT. Thậm chí khi kiểm tra và nhận xét hồ sơ giáo án BGH không quan tâm đến nội dung tích hợp GDMT trong giáo án.

Qua đó cho thấy BGH các trường quản lý việc soạn giảng khơng thường xun và chưa có quy định rõ ràng. Việc kiểm tra hồ sơ giáo án của BGH các trường với các bước trong bài soạn theo định kỳ rất kĩ càng, có nhận xét chi tiết, nhưng đó là kiểm tra về mặt chun mơn nói chung mà gần như không quan tâm đến nội dung GDMT.

Cách kiểm tra của BGH cũng có thể phân cơng cho tổ chuyên môn làm để bám sát hơn và cũng vừa là đảm bảo sự quản lý của lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, cách làm này có thể sẽ gây khó khăn trong việc quản lý chương trình, góp ý sau kiểm tra thậm chí có thể dẫn đến thiếu nhất quán trong công tác GDMT.

HT chưa thường xuyên chỉ đạo các GV các bộ mơn khơng có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT soạn bài lồng ghép các nội dung này. Vì vậy, sự chỉ đạo của HT chưa toàn diện cho tất cả các môn học trong nhà trường về dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT.

2.5.1.3. Thực trạng quản lý việc dự giờ lên lớp và phân tích tính sư phạm trong giờ dạy có nội dung giáo dục môi trường

Quản lý dự giờ và rút kinh nghiệm cho GV là hoạt động thường xuyên đã tạo thành nề nếp trong nhà trường, đây là một trong những nội dung rất quan trọng mà HT phải thực hiện trong hoạt động quản lý chuyên môn. Hoạt động dự giờ thăm lớp để kiểm tra việc tích hợp nội dung GDMT ở các trường trên địa bàn huyện Hoài Ân chủ yếu dừng ở các chuyên đề hoặc trong các đợt thao giảng chuyên mơn có kết hợp nội dung GDMT. Chúng tôi chỉ điều tra quản lý dự giờ của HT theo chuyên đề GDMT.

Bảng 2.10. Kết quả điều tra quản lý việc dự giờ lên lớp có nội dung GDMT

Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Dự giờ để chỉ đạo về phương pháp 94 51,9 82 45,3 5 2,8 2 Dự giờ để kiểm tra GV và dự giờ

thao giảng của GV 101 55,8 77 42,5 3 1,7 3 Dự giờ đột xuất 53 29,3 120 66,3 8 4,4 4 Dự giờ các bộ mơn tích hợp, lồng

ghép nội dung GDMT 47 26 128 70,7 6 3,3 5 Dự giờ các bộ môn khác 49 27 126 69,6 2 1,1 6 Chỉ đạo tổ chuyên môn sơ, tổng kết 135 74,6 44 24,3 2 1,1 7 HT tổ chức sơ, tổng kết 83 45,9 94 51,9 4 2,2 8 HT phân tích đánh giá giờ dạy của

GV 117 64,6 61 33,7 3 1,7

9 Dự các buổi phân tích, đánh giá giờ

dạy của tổ chuyên môn 61 33,7 114 63 6 3,3 Kết quả điều tra Bảng 2.10 cho thấy: HT chưa quan tâm đúng mức đến việc dự giờ lên lớp của GV, việc này sẽ tạo ra những khó khăn cho GV về phương pháp giảng dạy, và có thể việc thực hiện kế hoạch GDMT cho HS của nhà trường sẽ không đảm bảo. Các mơn khác có ít nội dung GDMT thì HT và

GV không chú ý đến công tác dự giờ. HT không thường xuyên dự giờ đột xuất để nắm được việc thực hiện nội dung GDMT trong giờ dạy, nếu có là do khi dự giờ đột xuất các bộ mơn ngẫu nhiên đã có sẵn nội dung GDMT. Việc tổ chức rút kinh nghiệm và sơ, tổng kết chuyên đề GDMT các HT giao cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện và HT ít dự các buổi phân tích, đánh giá giờ dạy của tổ chuyên môn nên việc dự giờ và phân tích tính sư phạm trong giờ dạy hiệu quả không cao.

Qua trao đổi với HT các trường, chúng tôi được biết: HT thường xuyên thực hiện các hoạt động nhằm đánh giá hoạt động dạy học của GV theo kế hoạch chung, nhưng dự giờ và đánh giá tiết dạy theo chuyên đề GDMT thì hầu như ít quan tâm; cơng tác rút kinh nghiệm giờ dạy chuyên đề GDMT chủ yếu góp ý về nề nếp của HS, tác phong sư phạm của GV, phương pháp giảng dạy... mà ít có ý kiến với giờ dạy ở tính tồn diện và đầy đủ của nội dung kiến thức, cũng như đánh giá giờ dạy qua nhận thức của HS.

2.5.1.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trong các trường THPT hiện nay việc đánh giá kết quả học tập các kiến thức về GDMT được lồng ghép vào việc đánh giá kết quả học tập các mơn học. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng quản lý về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 2.11. Kết quả điều tra quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 HT quản lý việc ra đề kiểm tra 121 66,9 54 29,8 6 3,3 2 HT kiểm việc chấm bài, cho điểm 82 45,3 99 54,7 0 0 3 HT kiểm tra sổ điểm 96 53 80 44,2 5 2,8 4 HT phân tích kết quả kiểm tra 114 63 67 37 0 0 5 Giao cho phó HT, tổ trưởng chuyên

Theo các số liệu điều tra Bảng 2.11 cho thấy: HT rất quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thường xuyên kiểm tra việc ra đề (66,9%) và kiểm tra sổ điểm (53%). Cách làm này rất hiệu quả và mang tính tồn diện, bởi trước khi ra đề kiểm tra việc xây dựng đề cương ôn tập cũng thống nhất mức độ khó của đề để phân loại HS, nên nếu HT quản lý tốt từ khâu này sẽ kiểm soát được chất lượng giảng dạy. Thực tế hiện nay, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ các mơn quan trọng Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ thường sử dụng đề kiểm tra chung nên quản lý việc ra đề khá thuận lợi. Tuy nhiên, nội dung GDMT được đưa vào đề kiểm tra cịn khá ít, thậm chí một số mơn khơng có, nên chưa tạo được động lực để HS tìm tịi và ghi nhớ kiến thức về mơi trường và BVMT.

Việc thống kê, phân tích chất lượng phó HT, tổ trưởng chun mơn thực hiện khá thường xuyên (84,5%). Qua trao đổi trực tiếp thì HT các trường chỉ yêu cầu thống kê, phân tích chất lượng đối với kiểm tra học kỳ, chưa quan tâm đến các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên nên việc phân tích, điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với năng lực từng lớp và từng HS gặp nhiều khó khăn hạn chế, trong khi thực tế hầu hết các mơn có tích hợp GDMT quy định 1 - 2 tiết/tuần, nên GV phải giảng day nhiều khối, lớp có trình độ khơng đều nhau. Do đó, hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS trong các trường hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)