Chỉ đạo hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các

3.2.2. Chỉ đạo hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung

môi trường

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Giúp cho CBQL có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của cơng tác quản lý mục tiêu chương trình, nội dung dạy học tích hợp GDMT. Quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn và từng GV thực hiện đúng chương trình khung, tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong công tác GDMT, chuẩn bị nội dung dạy học phù hợp với chương trình, đảm bảo thời gian theo quy định.

Giáo dục qua việc dạy học trên lớp là hình thức cơ bản để tổ chức GDMT cho HS; giúp cho HS nắm vững các tri thức về môi trường để từ đó hình thành tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn đối với môi trường là mục tiêu của GDMT. Để thực hiện tốt việc GDMT qua tổ chức dạy và học trên lớp phải làm cho cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn và sâu sắc GDMT là một q trình, khơng phải là một mơn học, GDMT có cơ hội thực hiện qua tất cả các môn học, khác hẳn với việc coi GDMT là một môn học riêng biệt.

Trên cơ sở đó, khi khai thác các nội dung GDMT trong bài học, GV cần phải đảm bảo các ngun tắc có bản: Khơng làm thay đổi đặc trưng môn học,

không biến bài dạy bộ môn thành bài học GDMT; sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép hợp lý về môi trường trong các đơn vị kiến thức liên quan; phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện

HT phải nắm vững nội dung chương trình đào tạo theo quy định đối với GDMT nhằm quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác giảng dạy của GV nói chung và các GV trực tiếp giảng dạy những mơn có tích hợp nội dung này.

Phổ biến đến cán bộ và GV chương trình khung, tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt của HS trong GDMT tại trường THPT.

Chỉ đạo các tổ chuyên xây dựng kế hoạch GDMT, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, kịp thời, thường xuyên.

Quản lý chỉ đạo việc phân công GV giảng dạy ở các tổ chuyên môn, yêu cầu lập kế hoạch công tác cá nhân, kế hoạch công tác tháng của GV cụ thể, thường xuyên, nghiêm túc đối với từng nội dung giảng dạy, thời gian.

Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV thảo luận. Quản lý chặt chẽ, thường xuyên nội dung dạy học GDMT ở các khâu soạn bài, chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện bài dạy của GV theo đúng mục tiêu bài học cũng như đánh giá kết quả học tập của HS.

Những vấn đề cần thiết như mục đích yêu cầu GDMT của chương, bài trong từng nhóm bộ mơn cùng phân mơn. Mỗi GV khi lên lớp đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu: giáo án, đồ dùng dạy học... đặc biệt khi có nội dung GDMT nên có kênh hình, bảng số liệu để phân tích và chọn những phương pháp phù hợp khi dạy trên lớp hoặc hoạt động NGLL. Cần trang bị sách báo

hoặc tư liệu tham khảo cho GV để liên hệ hoặc lồng ghép khi giảng bài có nội dung GDMT.

BGH có sự kiểm tra định kỳ việc chuẩn bị TBDH, CSVC phục vụ cho việc giảng dạy, chi phí cần thiết cho các hoạt động độc lập của GV để điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, BGH chỉ đạo GV các nhóm bộ mơn xây dựng một số giáo án mẫu có tích hợp nội dung GDMT để đồng nghiệp tham khảo và tạo nên khơng khí thi đua trong các đợt thao giảng.

Cùng với kế hoạch dự giờ chun mơn nói chung, BGH các trường cần lập kế hoạch dự giờ về GDMT ngay từ đầu năm học dựa trên việc thống kê nội dung được tích hợp trong các bài, các chương của từng bộ môn được tổ chuyên môn tổng hợp gửi lên BGH. Lập kế hoạch dự giờ cần chú ý đến việc phân công chuyên môn cho các GV khác nhau ở các khối lớp sao cho khi dự giờ có thể đánh giá một cách tồn diện.

Hình thức dự giờ nên linh hoạt theo từng năm học để tạo nên sự sáng tạo trong người dạy. Có thể tổ chức dự giờ theo chuyên đề về GDMT hoặc dự giờ kết hợp trong các đợt thao giảng để thi đua dạy tốt học tốt. Dự giờ theo chuyên đề sẽ giúp cho việc đưa nội dung GDMT được khai thác sâu hơn và có thể xây dựng thành đợt điểm để các trường bạn cùng đến trao đổi kinh nghiệm.

Trong các trường học trước khi kiểm tra định kỳ các tổ chuyên môn đều xây dựng đề cương ôn tập nhằm thống nhất nội dung ra đề và đánh giá HS cơng bằng, sát thực. Vì thế BGH cần chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất trong các bài kiểm tra thuộc các mơn có nội dung GDMT có một tỉ lệ nhất định nội dung này để đánh giá được nhận thức, thái độ của HS đối với việc BVMT đặc biệt nên liên hệ đến địa phương nơi các em sinh sống.

BGH yêu cầu các GV thống kê tỷ lệ điểm của HS ở các mức khác nhau như thế nào giữa các khối, lớp để so sánh và có sự điều chỉnh trong hoạt động dạy của mình. Từ đó, có thể xây đựng thêm một số hoạt động độc lập khác để

nâng cao nhận thức, thái độ cho HS trong trường.

Tất cả các cơng việc trên BGH nên kiên trì chỉ đạo thực hiện qua nhiều năm để tạo thành thói quen cho GV và HS nhà trường trong cơng tác GDMT. Nếu làm được tơi khẳng định HS trong trường sẽ có nhận thức, kĩ năng, hành vi, thái độ đúng trong việc bảo vệ mơi trường.

BGH chỉ đạo có thể kiểm tra đánh giá HS thông qua một hoạt động hoặc kiểm tra mọi lúc, mọi nơi; có thể kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể phối hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá đúng và đạt hiệu quả giáo dục.

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung dạy học bằng cách cập nhật, ghi chép lại các vấn đề cần thiết để kịp thời thông báo tại các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhằm điều chỉnh quá trình thực hiện, đảm bảo đúng, đủ, có chất lượng.

Quan tâm chỉ đạo cơng tác hồn thiện và bổ sung tài liệu phục vụ cho dạy học theo mục tiêu chương trình khung cố định đã được Bộ GD&ĐT xây dựng.

3.2.3. Đổi mới công tác giáo dục môi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ theo hướng trải nghiệm

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Hoạt động NGLL là một hình thức hoạt động mang tính cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trị hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục HS ngồi lớp. Cơng tác GDMT thông qua hoạt động NGLL ở trường phổ thơng có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hình thành thái độ, kỹ năng, hành động BVMT cho HS trong việc học các mơn học chính khố. Hoạt động NGLL về GDMT là sự thực hành về BVMT cho HS; đồng thời thông qua các hoạt động vui chơi tập thể, các hoạt động xã hội, lao động,... rèn luyện cho HS các kỹ năng hành động BVMT và ứng phó với các tình huống BVMT thường gặp trong cuộc sống.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

HT chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động có nội dung GDMT trong năm học. Trong kế hoạch đó cần làm rõ nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm tổ chức và tính tốn kinh phí hoạt động, nhân sự tham gia, cấp độ tổ chức, tài liệu phục vụ hoạt động. Tất cả nội dung kế hoạch đều được HT duyệt, để tiến hành thực hiện theo đề xuất của các tổ. Các hoạt động này nên tổ chức vào các ngày lễ lớn có liên quan đến GDMT.

Yêu cầu của công tác GDMT là nội dung phong phú, hấp dẫn, hình thức tổ chức sinh động, linh hoạt phù hợp với đối tượng HS và có tính giáo dục cao, đảm bảo an toàn. Các hoạt động qui mơ nhỏ do GV bộ mơn hoặc nhóm bộ mơn tổ chức cịn các hoạt động qui mô lớn cấp khối, trường, liên trường hoặc cùng với địa phương do BGH chỉ đạo. Một năm nhà trường nên tổ chức từ một đến hai hoạt động GDMT qui mơ lớn để tạo nên khơng khí sơi nổi và gần gũi với môi trường xung quanh cho HS.

Kế hoạch nhà trường lập ra cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên dựa vào hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học được Bộ, Sở GD&ĐT. Cơng tác GDMT có thể kết hợp tổ chức vào tuần lễ an tồn thực phẩm, phịng chống cháy nổ... Kế hoạch cần được xây dựng gọn nhẹ, trọng tâm, đảm bảo chất lượng và được bổ sung qua các năm.

Một số hình thức GDMT thơng qua hoạt động ngồi giờ theo hướng trải nghiệm có thể áp dụng được trong các trường THPT huyện Hoài Ân:

- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về mơi trường: Hình thức này có thể tiến hành cho cả trường hoặc ở một khối lớp thậm chí có thể thực hiện ở lớp học tùy theo nội dung vấn đề muốn trình bày. Hình thức này có tác dụng làm cho HS thấy được vấn đề thực tiễn môi trường của địa phương cũng như của cả nước, của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay. Câu chuyện giúp các em có thêm những kiến thức mới về mơi trường và có những thái độ đồng tình hay khơng đồng tình với nội dung nói chuyện để thấy phản

ứng cá nhân trước một vấn đề môi trường.

- Tổ chức tham quan thực tế môi trường địa phương: Đây là hình thức hấp dẫn với cả GV và HS bởi đây là cơ hội để được hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa, xã hội ở những nơi có danh lam, thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử. Nhà trường nên tổ chức tham quan vào thời điểm thích hợp khơng ảnh hưởng đến lịch học chính khóa, vào mùa có thời tiết đẹp hoặc mùa lễ hội để HS học được những điều bổ ích. Có thể lựa chọn các địa điểm sau:

+ Các di tích lịch sử: Đền thờ Nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ (Di tích cấp Quốc gia), Khu tưởng niệm Chi bộ Vạn Đức (Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hồi Ân), di tích dốc Bà Bơi (Nơi thành lập Sư đồn 3 Sao Vàng), di tích Đồi núi Chéo (xã Ân Thạnh)…

+ Cơng trình xây dựng có ý nghĩa kinh tế và có tác động đến mơi trường như các hồ chứa nước lớn của huyện (Vạn Hội, Hóc Sim, Đá Bàn, Phú Khương...), nhà máy chế biến hạt Điều, nhà máy may Hoài Ân, nhà máy sản xuất gạch đất nung, nhà máy nước Hoài Ân, nhà máy sản xuất Đá Granite (xã Ân Hảo Tây), trang trại Heo của tập đoàn CPI (xã Ân Mỹ)...

+ Các làng nghề: Bánh tráng Mì (xã Ân Tường Tây), trồng dâu nuôi tằm (xã Ân Hảo Tây), mây tre đan (xã Ân Đức)...

Đặc biệt, huyện Hoài Ân trong năm 2019 vừa qua được công nhận hai thương hiệu tập thể đó là Bưởi da xanh và Chè Gò Loi, các trường có thể chức tham quan, dã ngoại các đồi chè, vườn bưởi được trồng theo mơ hình tiêu chuẩn VietGap.

Những địa điểm tham quan xa trường cần có sự giám sát của BGH, các thầy cô giáo, lực lượng Công an, Xã đội của địa phương và được tổ chức kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn cho các em HS. Theo tôi, chúng ta nên chọn những địa điểm gần nơi các em sinh sống và có thể tổ chức tham quan theo nhóm hoặc cá nhân. Sau khi tham quan, các em viết bài thu hoạch theo định

hướng của GV và có thể lấy điểm khuyến khích.

- Tổ chức các cuộc thi: Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, vẽ tranh, viết báo, hùng biện, văn nghệ, đóng vai, biểu diễn,... Hoạt động này có thể kích thích hoạt động tâm lý tích cực của HS, vì các em rất muốn có cơ hội khẳng định mình.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu đơn giản: HS với vai trò như một nhà nghiên cứu, triển khai xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về mơi trường. Một số nghiên cứu có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương, như: quan sát cơn trùng, chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường, xung quanh trường...

- Tổ chức các hoạt động xanh: Thành lập câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, trồng cây xanh... Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây, khơng ăn thịt thú hoang dã... sẽ đạt hiệu quả cao, nếu được tổ chức khoa học và thực hiện một cách có kế hoạch.

- Tổ chức các chiến dịch: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới HS mà tới cả cộng đồng. Thông qua các hoạt động này, từ đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: “Sống tiết kiệm vì mơi trường bền vững”, “Vì màu xanh quê hương”, “Hãy bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước”...

- Tổ chức hoạt động GDMT ngồi trời: HS có cơ hội được quan sát, thực nghiệm, được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về mơi trường thiên nhiên từ đó phát triển tình u và sự gắn bó với thiên nhiên.

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục môi trường cho giáo viên giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Qua kết quả điều tra thực trạng đội ngũ GV ở Chương 2 cho thấy, hầu hết đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng về kiến thức GDMT một cách có hệ

thống. Nhiều GV chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về GDMT để giáo dục HS thơng qua các bài dạy. Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng nội dung, phương pháp GDMT cho GV là rất quan trọng và cần thiết, là điều kiện cơ bản góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDMT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Ân.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

HT cần phải tổ chức một số chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho GV về GDMT nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép GDMT trong các giờ học chính khóa. Khắc phục những khiếm khuyết khi lồng ghép, tích hợp về GDMT trong giảng dạy như liên hệ gượng ép, ôm đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học chun ngành về mơi trường, khí hậu, làm thơng tin GDMT trở nên xa lạ, không vừa sức của HS và thực tiễn ở địa phương.

Nhà trường khuyến khích cán bộ, GV viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng về GDMT cho HS. Đồng thời, phải xác định đây cũng là một tiêu chí để cơng nhận các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể của năm học. Các đề tài viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có thể do GV tự chọn hay theo sự gợi ý, định hướng của tổ chuyên môn, của nhà trường,…

Công tác bồi dưỡng cho GV cần tập trung vào những nội dung cơ bản: nâng cao tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội. Các trường cần xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng triển khai cụ thể, rõ ràng kiến thức về môi trường, BVMT, phương pháp, kỹ năng và các biện pháp GDMT cho đội ngũ GV, đồng thời, các trường cần chọn những GV có trình độ, có năng lực, ưu tú để đào tạo, bồi dưỡng thành những GV có kiến thức về mơi trường chun sâu, cốt cán hoặc trở thành chuyên gia về lĩnh vực môi trường.

Bên cạnh việc bồi dưỡng về nội dung, GV cần được trang bị những phương pháp dạy học phù hợp, gồm: phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)