7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Lý luận về công tác giáo dục môi trường ở trường trung học phổ
1.3.4. Phương pháp giáo dục môi trường
1.3.4.1. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa
Phương pháp này không chỉ giúp HS kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời đi sâu, tìm hiểu bản chất của những hiện tượng của môi trường tự nhiên, nhân tạo, hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và môi trường, những vấn đề nảy sinh do các hoạt động của con người gây ra với môi trường, những nguy cơ tiềm ẩn mà con người ngày càng phải đối diện. Có thể triển khai theo hai cách:
- Tổ chức cho HS đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiến nhiên, nhà máy xử lý rác thải, khu công nghiệp, danh lam thắng cảnh,….
- Lập nhóm tìm hiểu tình hình mơi trường ở trường học hoặc ở địa phương. Các nhóm có nhiệm vụ:
+ Điều tra, tìm hiểu tình hình mơi trường ở khu vực khảo sát. + Lựa chọn vấn đề khảo sát mang tính nghiên cứu.
+ Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.
GV nên áp dụng phương pháp này trong các đợt tham quan, dã ngoại, du lịch do nhà trường tổ chức cho các lớp HS. Những buổi tham quan, dã ngoại có kèm mục đích tìm hiểu, khám phá mơi trường sẽ làm phong phú thêm nội
dung và hoạt đông tham quan, tăng ý nghĩa giáo dục của hoạt động. Để đạt được mục đích kép này, cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, không nên chỉ dừng lại ở quan sát, mô tả hiện trạng, đặc điểm mà cần phải làm cho HS quan tâm và thấy có trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, làm đẹp thêm địa điểm tham quan.
1.3.4.2. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm cho phép tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong thiên nhiên, đơn giản hóa các q trình để HS có thể quan sát, tìm hiểu chúng. Nhiều kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học,... HS cần tiếp thu, trải nghiệm qua các thí nghiệm. Đây cũng là những phương pháp dạy học đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm. Những hiện tượng liên quan đến môi trường sẽ được HS hiểu, cảm nhận và có ý thức sâu sắc hơn thơng qua các thí nghiệm đã được HS trực tiếp thực hiện.
1.3.4.3. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
HS cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày càng được mở rộng và sâu thêm. Tầm nhìn của các em khơng cịn bó hẹp trong khn khổ nhà trường, gia đình. Mặt khác, theo lý thuyết kiến tạo lại, cần bồi đắp kiến thức, kỹ năng của HS trên nền tảng học vấn các em đã có. GV nên đưa các em vào những tình huống cần tìm hiểu, cần giải quyết, buộc các êm phải vận dụng vốn hiểu biết của mình, tìm kiếm những kiến thức kỹ năng cần thiết nhằm giải quyết vấn đề, từ đó thu nhận thêm kiến thức, kỹ năng mới làm giàu thêm vốn học vấn của mình. Vấn đề mơi trường bao gồm cả nhãng vấn đề rất lớn như lỗ thủng tầng Ozon, sự nóng lên tồn cầu,... nhưng cịn có cả những vấn đề rất gần gũi với các em HS như khói bụi làm ơ nhiễm khơng khí, chất thải làm ơ nhiễm nước, lũ lụt, sạt lở đất,... gây hậu quả nghiêm trọng mà HS thường nhìn thấy, tiếp xúc với chúng, trải nghiệm qua thực tế môi trường địa phương, đất nước. GV cần tận dụng đặc điểm này khi thực hiện GDMT cho HS.
1.3.4.4. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng và giáo dục kỹ năng sống
Ở mỗi cộng đồng địa phương đều có những vấn đề mơi trường bức xúc riêng. Ví dụ, mơi trường làng nghề, mơi trường rừng, mơi trường biển và ven bờ, môi trường ở khu cơng nghiệp,... GV cần khai thác tình hình mơi trường địa phương để giáo dục HS đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi GV phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình mơi trường ở địa phương. Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạt động phù hợp để HS tham gia góp phần cải tạo mơi trường địa phương. Những hoạt động đó, dù nhỏ nhưng thiết thực góp phần cải thiện mơi trường ở nhà trường và địa phương, đồng thời tác động lên ý thức của HS, rèn luyện kỹ năng, thói quen BVMT cho các em và giúp các em thấy được giá trị của lao động. Trong quá trình giáo dục cần chú ý rèn luyện kỹ năng BVMT thông qua việc luyện tập xử lý các tình huống mơi trường cụ thể. Hình thành cho HS khả năng nhận biết và phát hiện các vấn đề mơi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì mơi trường và kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động BVMT.
1.3.4.5. Phương pháp học tập theo dự án
Với hiện trạng môi trường đang là vấn đề mang tính tồn cầu thì việc GDMT bằng những hành động cụ thể qua phương pháp tiên tiến như dạy học theo dự án. Với phương pháp này, HS có thể tự lực giải quyết vấn đề, và đây sẽ là một trong những con đường hiệu quả nhất giúp cho HS có những hiểu biết cơ bản về tự nhiên, về môi trường ở địa phương, về môi trường của nước ta. HS nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh.
1.3.4.6. Phương pháp nêu gương
HS THPT đã có thể xem xét, so sánh và bình luận với những hành động của những người trưởng thành trong xã hội. Muốn giáo dục các em có nếp
sống văn minh, thân thiện đối với môi trường, trước hết GV và các bậc phụ huynh phải thực hiện đúng các quy định BVMT. Tác động giáo dục từ bạn học cũng rất lớn. Những gương người tốt, việc tốt từ bạn bè sẽ cảm hóa và làm gương tốt cho các em. GV cần tận dụng các hoạt động tập thể để HS thi đua cùng thực hiện tốt các hoạt động BVMT, từ những việc cụ thể như gìn giữ mơi trường lớp học, trường học, cộng đồng xanh, sạch, đẹp.
1.3.5. Các hình thức tổ chức giáo dục mơi trường
1.3.5.1. Giáo dục mơi trường thơng qua lồng ghép, tích hợp vào các mơn học trên lớp
Hiện nay, GDMT cho HS THPT chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tích hợp, lồng ghép và liên hệ thực tiễn thông qua các mơn học. Hình thức này phần nào đã cung cấp cho HS sự hiểu biết nhất định về môi trường và việc BVMT để từ đó hình thành những tình cảm, thái độ ứng xử đúng mực với môi trường sống. Để làm được điều này, GV cần chú ý các nội dung sau:
- Phân tích những vấn đề mơi trường trong môn học.
- Khai thác thực trạng môi trường đất, nước, làm nguyên liệu để xây dựng bài học GDMT.
- Sử dụng phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được vật chất hóa như là điểm tựa, cơ sở để HS phân tích, tìm tịi khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường.
- Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, những gắn liền với thực tế địa phương.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo.
- Thực hiện tiết học có nội dung gần gũi với môi trường ở ngay chính trong một địa điểm thích hợp của mơi trường.
1.3.5.2. Giáo dục mơi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
GDMT chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tích hợp, lồng ghép vào các môn học trên lớp. Tuy nhiên, để hình thành ở HS những phẩm chất, năng lực
hành động thực tiễn thì địi hỏi phải đa dạng hóa hình thức giáo dục thơng qua các hoạt động NGLL. Trong trường THPT thường áp dụng các hoạt động như:
- Nghe các báo cáo chuyên đề về môi trường. - Tranh luận, hùng biện.
- Nghiên cứu về môi trường; khảo sát thực địa tìm hiểu vấn đề BVMT ở địa phương.
- Tham gia tuyên truyền, vận động BVMT. - Tham gia chương trình “xanh hóa trường học”. - Xây dựng dự án và thực hiện.
- Câu lạc bộ môi trường.
- Thi sáng tác (tranh, tượng, ảnh, thơ, nhạc,...) - Triển lãm.
- Biểu diễn văn nghệ...
- Hoạt động dã ngoại, tham quan, cắm trại, trò chơi... - Hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội.
1.3.6. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Tuổi HS THPT trong khoảng 15-18 tuổi, là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối.
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ.
Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hịa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá.
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể.
Có thể nói mỗi HS THPT là một chỉnh thể. Ở mỗi em đều tiềm tàng khả năng phát triển. HS THPT ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua GDMT sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em.
Đồng thời các em trong tuổi này có tính tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới những hành động làm tổn hại mơi trường một cách vơ ý thức hoặc có ý thức.
1.3.7. Sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục môi trường
Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội được xem là quá trình vận động và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống GV, tạo mơi trường thống nhất giữa gia đình - nhà trường - xã hội, đến việc tham gia giáo dục HS.
Sự thống nhất giữa những yêu cầu giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội được đảm bảo sẽ góp phần tạo ra một mơi trường giáo dục hồn chỉnh. Những tác động phù hợp thống nhất sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp để GDMT có kết quả, góp phần phát triển nhân cách của HS.
Nhà trường phải cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, tổ chức để phụ huynh HS thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của họ với môi trường, BVMT. Nhà trường cũng chỉ đạo HS tham gia những hoạt động vệ sinh môi trường ở nhà trường, ở địa phương. Ngoài ra, nhà trường cũng cần phối hợp với cộng đồng dân cư xung quanh trường giữ vệ sinh môi trường.
1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông phổ thông
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục môi trường
Quản lý công tác GDMT trong xã hội ta hiện nay nói chung và trong nhà trường nói riêng là hướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Mục tiêu của quản lý công tác GDMT cho HS là làm cho quá trình GDMT vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu quản lý công tác GDMT bao gồm:
- Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý công tác GDMT; nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDMT.
- Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, đối với hoạt động quản lý GDMT.
- Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý GDMT, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Điều quan trọng của việc quản lý công tác GDMT là làm sao cho quá trình GDMT tác động đến người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin BVMT ln được thể hiện thường xuyên trong hành vi hàng ngày.
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục môi trường
Quản lý nội dung GDMT là quản lý q trình dạy học tích hợp GDMT vào các mơn học có nội dung liên quan. Các kiến thức GDMT có thể chiếm nội dung của một chương, một bài, một mục, một trích đoạn hay đơn giản chỉ là một câu trong bài học. Việc lồng ghép các đơn vị nội dung GDMT cần đảm tính khoa học, tính hài hịa của bài giảng. Các kiến thức GDMT có thể khơng được nêu rõ trong nội dung sách giáo khoa nhưng GV có thể bổ sung bằng các ví dụ đảm bảo tính hợp lý của giờ dạy. Chính vì nội dung GDMT được thực hiện dưới hình thức tích hợp nên quản lý nội dung này cũng được coi là một bộ phận của quản lý quá trình dạy học trong nhà trường.
Quản lý nôi dung GDMT thông qua hoạt động NGLL của HS, bằng các hoạt động đa dạng, sinh động, hấp dẫn nhằm tạo cho HS một vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo. Biến những kiến thức đã học vào thực tế, tạo thành kỹ năng và thái độ tích cực trong đối xử với mơi trường.
1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức công tác giáo dục môi trường
1.4.3.1. Quản lý hoạt động dạy học các mơn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học
Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp các tiết học có nội dung GDMT Quản lý giờ dạy trên lớp của GV
Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sư phạm của bài học theo hướng tích hợp nội dung GDMT
Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV
1.4.3.2. Quản lý công tác giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
Để đẩy mạnh cơng tác GDMT cho HS trong các trường THPT, cần tăng