Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục mô

giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Qua kết quả điều tra thực trạng đội ngũ GV ở Chương 2 cho thấy, hầu hết đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng về kiến thức GDMT một cách có hệ

thống. Nhiều GV chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về GDMT để giáo dục HS thơng qua các bài dạy. Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng nội dung, phương pháp GDMT cho GV là rất quan trọng và cần thiết, là điều kiện cơ bản góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDMT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Ân.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

HT cần phải tổ chức một số chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho GV về GDMT nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép GDMT trong các giờ học chính khóa. Khắc phục những khiếm khuyết khi lồng ghép, tích hợp về GDMT trong giảng dạy như liên hệ gượng ép, ôm đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học chun ngành về mơi trường, khí hậu, làm thơng tin GDMT trở nên xa lạ, không vừa sức của HS và thực tiễn ở địa phương.

Nhà trường khuyến khích cán bộ, GV viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng về GDMT cho HS. Đồng thời, phải xác định đây cũng là một tiêu chí để cơng nhận các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể của năm học. Các đề tài viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có thể do GV tự chọn hay theo sự gợi ý, định hướng của tổ chuyên môn, của nhà trường,…

Công tác bồi dưỡng cho GV cần tập trung vào những nội dung cơ bản: nâng cao tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội. Các trường cần xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng triển khai cụ thể, rõ ràng kiến thức về môi trường, BVMT, phương pháp, kỹ năng và các biện pháp GDMT cho đội ngũ GV, đồng thời, các trường cần chọn những GV có trình độ, có năng lực, ưu tú để đào tạo, bồi dưỡng thành những GV có kiến thức về mơi trường chun sâu, cốt cán hoặc trở thành chuyên gia về lĩnh vực môi trường.

Bên cạnh việc bồi dưỡng về nội dung, GV cần được trang bị những phương pháp dạy học phù hợp, gồm: phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến

thức GDMT cho HS thông qua các môn học và thông qua hoạt động NGLL, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận và trị chơi, phương pháp ngoại khóa… Các phương pháp này không những giúp HS kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, mà cịn đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, của môi trường, hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với môi trường, từ đó, giúp HS có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm trong việc BVMT.

Để GV có kiến thức về GDMT, một biện pháp có tính khả thi nửa là bản thân mỗi GV phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, song song với việc tham gia các lớp tập huấn về GDMT do Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Về yêu cầu rèn luyện các kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho HS: HT nhà trường giao cho các tổ chức đồn thể như Đồn thanh niên, Cơng đồn tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động xã hội thiết thực, phù hợp với điều kiện nhà trường. HT triển khai nội dung này bằng kế hoạch và cung cấp nguồn kinh phí hợp lý và kiểm tra hiệu quả thực hiện của các đoàn thể, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)