7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các
3.2.6. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ
giáo dục môi trường
3.2.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa
CSVC, TBDH là phương tiện lao động sư phạm của GV và HS, là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học và giáo dục, trong đó có hoạt động GDMT cho HS.
Để GV sử dụng CSVC và TBDH một cách có hiệu quả vào cơng tác GDMT trong các tiết dạy của các mơn học có tích hợp, lồng ghép và trong các hoạt động NGLL, HT phải hết sức quan tâm đến việc chỉ đạo, quản lý hệ thống CSVC và TBDH phục vụ cho công tác GDMT.
3.2.6.2. Nội dung, cách thức thực hiện
HT cần nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng CSVC và TBDH, giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học và trong các hoạt động là điều thiết yếu. HT tổ chức tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó nhất thiết phải sử dụng TBDH. Ngồi ra, HT cần xây dựng những qui định vừa bắt buộc, vừa khích lệ, động viên GV về việc sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.
HT chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học và kế hoạch hoạt động NGLL nhằm GDMT cho HS, có nội dung đề xuất các TBDH cần sử dụng. Tổng hợp các kế hoạch bộ phận, nhà trường lập kế hoạch chung về TBDH của toàn trường. Kế hoạch này phải nêu ra được: sẽ sử dụng TBDH gì vào chủ đề nào của bài giảng, TBDH đó sẽ khai thác ở đâu? Và những kiến nghị, những đề xuất với nhà trường về TBDH cho bộ môn, cho các bài giảng về GDMT.
HT cần xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng TBDH. Đây là môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBQL nhà trường tạo sự hăng hái cho GV sử dụng TBDH vào việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao thói quen kết hợp học đi đôi với hành của HS.
HT cần tổ chức kiểm tra định kỳ và thường xuyên nhằm nắm bắt việc sử dụng TBDH của các bộ phận, mức độ, hiệu quả sử dụng và số lượng được GV sử dụng.
đồng thời cần có đầy đủ phuơng tiện cơ bản như phim ảnh, sách báo, tài liệu... Vì vậy, HT cần có kế hoạch về tài chính để mua sắm trang thiết bị và các phuơng tiện phục vụ công tác GDMT: từ nguồn kinh phí bồi duỡng GV, các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt dã ngoại, đến việc mua sắm sách, thiết bị… Ngồi kinh phí được Nhà nước cấp hằng năm, HT có thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn bằng cách đẩy mạnh công tác xã hội hố. Có như thế nhà truờng mới có đủ kinh phí để trang trải các hoạt động. HT phải huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp CSVC trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, khơng khí, về cung cấp nước sạch, và có cơng trình vệ sinh đạt chuẩn. HT các trường phải mua đủ tranh giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ cơng tác GDMT. HT các trường có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn trường, góc sinh thái,...
Ngồi ra, HT cần có biện pháp động viên, khuyến khích tập thể GV và HS tự làm các đồ dùng dạy học có giá trị để bổ sung những TBDH còn thiếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng và tiết kiệm kinh phí mua sắm.
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng về giáo dục môi trường
3.2.7.1. Mục tiêu, ý nghĩa
* Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá ở trường THPT là nhằm mục tiêu xác nhận kết quả học tập của HS và đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá trong nhà trường là đối chiếu mục tiêu GDMT, GV phát hiện được những nhược điểm để điều chỉnh dạy học ở đơn vị; đối với HS phát hiện sai sót để tự điều chỉnh hoạt động nhằm khẳng định năng lực của mình.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá chất lượng GDMT ở trường phổ thông cần đảm bảo yêu cầu đánh giá về nhận thức, hành động và các kỹ năng BVMT của HS ở trong nhà trường, ở gia đình và ở cộng đồng. Vì xét cho cùng, tất cả
các kế hoạch, nội dung chương trình GDMT mà nhà trường đưa vào chính khố cũng như ngoại khố để giáo dục HS chỉ có thể có hiệu quả hay khơng là ở chỗ hình thành được thái độ, hành vi và kỹ năng BVMT của HS - người trực tiếp được tiếp nhận giáo dục về BVMT.
Qua kết quả điều tra về GDMT cho thấy, hiệu quả GDMT vẫn còn một số hạn chế do công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường, của GV chưa được thường xun. Vì vậy, để cơng tác GDMT và quản lý công tác GDMT được hiệu quả, HT các trường THPT trên địa bàn huyện cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
* Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng
Thi đua nhằm phát huy cao độ tính tích cực của CBQL, GV và HS ở các trường cũng như các lực lượng tham gia nhằm làm cho GDMT đạt hiệu quả. Do đặc trưng riêng của GDMT, muốn cơng tác GDMT được duy trì thường xuyên và có hiệu quả, biện pháp thi đua cần phải được chú trọng.
3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện
Trong công tác GDMT, HT cần chỉ đạo các bộ phận liên quan và GV bộ môn phổ biến các văn bản Luật BVMT sửa đổi năm 2014, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” và các văn bản dưới luật khác về BVMT để HS nắm và điều chỉnh các hành vi, thái độ của mình trong cơng tác BVMT.
HT cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác GDMT trong trường học với các nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy GDMT của GV.
- Kiểm tra việc tham gia hoạt động môi trường và BVMT của HS. - Kiểm tra khâu tự học, nghiên cứu của GV về nội dung môi trường. - Kiểm tra nhận thức, thái độ, kĩ năng và hành động BVMT của HS.
HT cần phải tăng cường công tác khen thưởng để động viên những cán bộ, GV, HS và những tập thể làm tốt cơng tác GDMT. Ngồi khen thưởng về tiền và quà, HT cần nêu gương tốt về BVMT trong nhà trường thông qua hệ thống bản tin của trường, qua các tiết chào cờ đầu tuần, qua chương trình phát thanh thanh niên của Đồn trường,… Cơng tác khen thưởng phải kịp thời mới phát huy tác dụng.
* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chế định về GDMT
Trên cơ sở các văn bản chế định về GDMT của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục, HT phổ biến, tổ chức thực hiện nội dung GDMT và kiểm tra, đánh giá về kết quả công tác GDMT đối với GV và HS trong trường học thông qua các hoạt động dạy học ở chính khố, ngoại khố và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Để nội dung các chế định về GDMT được thực hiện có hiệu quả, cơng tác GDMT của nhà trường cần được vận dụng phù hợp với thực tế địa phương, xem đây là công cụ để người HT tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT. HT cần truyền đạt các chính sách về GDMT của cấp trên đến tổ chuyên môn và các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Ngồi ra, những tiêu chí thi đua khen thưởng của nhà trường về công tác GDMT cần được HT thơng qua cán bộ, GV, HS. Từ đó, giúp các thành viên có điều kiện thực hiện tốt cơng tác BVMT.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác GDMT theo các văn bản chế định của Nhà nước và của ngành. Việc kiểm tra có thể được tiến hành một cách toàn diện về nội dung, phương pháp, hình thức GDMT và trên các đối tượng thực hiện là CBQL, GV và HS. Trong quá trình kiểm tra, cần tổ chức tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, để rút kinh nghiệm và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
* Tăng cường kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT
của từng cơng việc cụ thể để có biện pháp chỉ đạo, nhân rộng những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, đồng thời điều chỉnh kế hoạch của từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn công tác GDMT của đơn vị mình.
Phương pháp kiểm tra cần linh hoạt và phù hợp với thực tiễn nhà trường: kiểm tra thái độ, hành vi và kỹ năng BVMT của HS như ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, kết quả trồng và chăm sóc cây xanh,…
Khi thực hiện công tác kiểm tra, HT cần kết hợp kiểm tra thường xuyên với việc tăng cường kiểm tra đột xuất để thấy được thực chất về ý thức, thái độ và tình hình thực hiện cơng tác GDMT của GV và HS để kịp thời có giải pháp chấn chỉnh phù hợp.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS và phụ huynh HS là biện pháp tiền đề, cơ bản của công tác GDMT và quản lý công tác GDMT cho HS các trường THPT. Bởi vì, nếu có sự thống nhất trong tư tưởng và có nhận thức đúng thì mới giúp các đối tượng tham gia công tác GDMT và quản lý công tác GDMT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực tế cho thấy, GV là những người trực tiếp quản lý, giảng dạy và giáo dục HS, có ảnh hưởng đến nhận thức, giúp HS hình thành và phát triển nhân cách. Nếu vai trị của GV có tầm quan trọng trong các hoạt động giáo dục thì vai trị của CBQL lại càng quan trọng hơn. Vì vai trị của CBQL ở các nhà trường là định hướng từ việc giáo dục nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá cán bộ, GV và HS trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì thế nếu CBQL và GV nhận thức đầy đủ, đúng đắn và quyết tâm hành động một cách đồng bộ thì hoạt động giáo dục nói chung và GDMT nói riêng sẽ đem lại hiệu quả cao.
là: GDMT thông qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và GDMT thông qua hoạt động NGLL. Hai hoạt động này song song diễn ra hằng ngày trong hoạt động chung của nhà trường đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong q trình dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, GV có thể sử dụng các hoạt động NGLL như là một phương pháp dạy học gắn với thực tế. Trong khi đó, hoạt động NGLL cũng chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp nhằm củng cố những kiến thức và hình thành thói quen, thái độ, hành vi và tình cảm của HS đối với mơi trường.
Hơn nữa, trong cả hai hình thức GDMT nói trên, GV là người trực tiếp tổ chức và triển khai các hoạt động, là người đóng vai trị quan trọng trong cả hai hình thức GDMT. Năng lực sư phạm, kỹ năng và kiến thức về môi trường và GDMT của GV sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của cơng tác GDMT. Vì thế, HT nhà trường cần phải quan tâm quản lý việc bồi dưỡng GV về nội dung và phương pháp GDMT.
GDMT cho HS trong nhà trường ln địi hỏi nguồn nhân lực, CSVC và TBDH. Hoạt động GDMT không chỉ diễn ra bên trong nhà trường mà cịn diễn ra ở ngồi nhà trường. Vì vậy, HT cần phải quan tâm và phối hợp không chỉ các tổ chức bên trong mà cịn với các tổ chức bên ngồi nhà trường nhằm tập trung được nguồn lực con người tốt nhất để triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó, CSVC và TBDH phải luôn được HT quan tâm đầu tư để hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDMT.
Chúng tôi đề xuất 07 biện pháp quản lý nêu trên, nhằm góp phần để quản lý tốt hơn cơng tác GDMT cho HS ở trường THPT huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý, tùy theo tình hình thực tế của mỗi nhà trường và địa phương mà HT lựa chọn, vận dụng và phối hợp các biện pháp một cách phù hợp, đồng bộ và linh hoạt để đem lại hiệu quả mong muốn.