Thực trạng quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các

2.5.4. Thực trạng quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong

tác giáo dục môi trường

Công tác GDMT cho HS không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ CBQL và GV mà là trách nhiệm chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Để cơng tác GDMT cho HS đạt kết quả tốt thì việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là rất quan trọng.

2.5.4.1. Quản lý việc phối hợp các tổ chức trong nhà trường

Bảng 2.14. Kết quả điều tra việc phối hợp các lực lượng trong nhà trường Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 BGH với Cơng đồn 69 38,1 89 49,2 23 12,7 2 BGH với Đoàn Thanh niên 179 98,9 2 1,1 0 0

3 BGH với GVCN 166 91,7 15 8,3 0 0

4 BGH với GV các mơn có tích hợp,

lồng ghép nội dung GDMT 95 52,5 65 35,9 21 11,6 5 BGH với phụ huynh HS 63 34,8 100 55,2 18 10 6 Đoàn Thanh niên với GVCN 160 88,4 15 8,3 6 3,3 7 Đoàn Thanh niên với Phụ huynh HS 61 33,7 92 50,8 28 15,4 8 GVCN với GV bộ môn 85 47 77 42,5 19 10,5

Kết quả điều tra Bảng 2.14 trên cho thấy: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc phối hợp thực hiện công tác GDMT cho HS giữa BGH với Đoàn Thanh niên, giữa BGH với GVCN và giữa Đoàn Thanh niên với GVCN là thường xuyên, chiếm tỷ lệ rất cao. Sự phối hợp giữa BGH với Cơng đồn, BGH với GV các mơn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, BGH với Phụ huynh HS, Đoàn Thanh niên với phụ huynh HS, GVCN với GV bộ môn, GVCN với phụ huynh HS chưa được thường xuyên.

Qua Bảng 2.14 chúng ta cũng có thể nhận thấy việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong công tác GDMT cho HS chưa đồng bộ và thiếu sự chủ động của BGH các trường trong việc phối hợp. Do đó, hiệu quả giáo dục mang lại của việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường không cao. Tuy nhiên, trong thực tế GV bộ môn là lực lượng xuyên suốt nhất trong công tác GDMT do các nội dung được tích hợp, lồng ghép trong chương trình dạy học của các bộ mơn và Đồn thanh niên là lực lượng nịng cốt trong việc tổ chức các hoạt động NGLL nhằm triển khai các công tác GDMT cho HS, GVCN lồng ghép một số nội dung trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc tham gia quản lý HS trong các hoạt động vì mơi trường được tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Theo kết quả quan sát thực tế, HS vẫn thường xuyên có các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến mơi trường trong và ngồi nhà trường, nhưng BGH và các lực lượng trong nhà trường chưa có biện pháp quản lý hiệu quả tình trạng này.

2.5.4.2. Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường

HT các trường đã có cố gắng trong việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài trường để thực hiện công tác GDMT cho HS, bằng nhiều hình thức khác nhau, cùng với chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên các xã nơi trường đứng chân tổ chức cho HS tham

gia các hoạt động vệ sinh môi trường nơi công cộng, trồng cây xanh,... tổ chức tuyên truyền về BVMT; mời đại diện các cơ quan chuyên môn đến để báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương và tham gia làm giám khảo, tư vấn cho các hoạt động ngoại ngoại khóa có nội dung GDMT.

Bảng 2.15. Kết quả điều việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường

Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Phối hợp với chính quyền địa phương 39 21,5 111 61,3 31 17,1 2 Phối hợp với ban, ngành địa phương 43 23,8 117 64,6 21 11,6 3 Phối hợp với xã Đoàn, huyện Đoàn 126 69,6 35 19,3 20 11 4 Phối hợp với phụ huynh HS 113 62,4 41 22,6 27 15 5 Phối hợp với các tổ chức khác 21 11,6 101 55,8 59 32,6

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra Bảng 2.15 cho thấy việc phối hợp chưa được thường xuyên, nổi trội hơn cả là việc phối hợp với xã Đoàn, huyện Đoàn và với phụ huynh HS, nhưng tỷ lệ ý kiến đánh giá thường xuyên cũng không cao; việc phối hợp chỉ được thực hiện khi có sự chủ động đề nghị từ phía nhà trường hoặc từ phía các lực lượng bên ngồi nhà trường, chủ yếu để thực hiện một vấn đề cụ thể và cấp thiết, các hoạt động phối hợp chưa thành nền nếp hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Việc phối hợp với phụ huynh HS, hình thức chủ yếu là thông qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường lồng ghép một số nội dung để trao đổi, lưu ý với phụ huynh về hành vi gây ảnh hưởng đến vệ sinh và mơi trường bên trong và bên ngồi nhà trường. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh tham dự họp chủ yếu để nắm bắt thông tin về kết quả học tập của con em mình, cũng như các khoản kinh phí phải đóng trong năm học, mà không quan tâm đến việc tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề giáo dục nói dung và GDMT nói riêng. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến công tác phối hợp trong các công tác GDMT cho HS các trường THPT huyện Hoài Ân.

2.5.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục mơi trường

GDMT được tích hợp trong các môn học nên việc sử dụng TBDH khi lên lớp của GV đã được cung ứng trong danh mục đồ dùng dạy học mà nhà trường đã đặt và thường xuyên bổ sung qua các năm. Khi giảng dạy các mơn có nội dung GDMT các GV thường sử dụng nhiều các thiết bị dùng chung như: máy chiếu projector, bảng thơng minh, tivi, các loại tranh ảnh... nên địi hỏi các trường đều phải trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó, GDMT cịn thơng qua các hoạt động NGLL địi hỏi kinh phí hỗ trợ khá nhiều. Do vậy, trong quản lý HT cần quan tâm đến vấn đề CSVC và TBDH phục vụ cho công tác GDMT.

Bảng 2.16. Kết quả điều tra việc quản lý CSVC, TBDH phục vụ GDMT

Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Quản lý cảnh quan sư phạm 134 74 38 21 9 5 2 Quản lý khu phòng học, phòng thực hành 157 86,7 24 13,3 0 0 3 Quản lý khu sân chơi, bãi tập 106 58,6 46 25,4 29 16 4 Quản lý thư viện 129 71,3 42 23,2 10 5,5 5 Quản lý thiết bị và đồ dùng dạy học 119 65,7 46 25,4 16 8,8 6 Quản lý sách, tư liệu phục vụ GDMT 89 49,2 82 45,3 10 5,5 7 Quản lý các phương tiện truyền thông 104 57,4 58 32 19 10,4 8 Quản lý khu vực vệ sinh 123 68 44 24,3 14 7,7 9 Quản lý hệ thống nước sạch trường học 130 71,8 48 26,5 3 1,7

Kết quả điều tra Bảng 2.16 cho thấy: HT các trường đã khá quan tâm đến quản lý CSVC và TBDH bởi nó liên quan khơng chỉ đến nội dung GDMT mà còn phục vụ thiết yếu cho hoạt động chuyên môn của nhà trường, hầu hết các nội dung khảo sát đầu được đánh giá trên 50% là thường xuyên.

Tất cả các trường THPT huyện Hồi Ân, cảnh quan sư phạm ln được các HT quan tâm, đặc biệt là Trường THPT Hoài Ân và Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ở gần nhau trên địa bàn thị trấn Tăng Bạt Hổ, để thu hút người học

và bước đầu tạo niềm tin ở các bậc phụ huynh HS. Số lượng cây xanh trong sân trường thường xuyên được trồng mới và chăm sóc kỹ lưỡng đã tạo cảnh quan sư phạm luôn được xanh, sạch, đẹp phù hợp với môi trường cảnh quan sư phạm nhà trường hiện đại và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ đó, diện tích cây xanh phủ mát sân trường lớn tạo điều kiện tốt cho các buổi sinh hoạt tập trung.

Bên cạnh đó, 100% các trường đều có diện tích khn viên rộng rãi, vượt chuẩn, có đầu đủ các phịng thực hành cho các mơn Lý, Hóa, Sinh, Tin học,... phịng truyền thống, thư viện, phịng Đồn - Hội, kho chứa TBDH. Các TBDH phục vụ hầu hết các mơn học trong chương trình giáo dục phổ thông, máy chiếu projector, bảng thông minh, tivi, hệ thống âm thanh, các loại tranh ảnh,... cũng được trang bị đầy đủ.

Tuy nhiên, qua quan sát thực tế tại các trường, chúng tôi nhận thấy phòng thực hành (Trừ phòng Tin học), thư viện hầu như ít được GV và HS sử dụng; sách, tư liệu và tranh ảnh phục vụ cơng tác GDMT cịn nghèo nàn và đã lạc hậu chưa được quan tâm bổ sung, cập nhật hằng năm; kho chưa thiết bị và đồ dùng dạy học sắp xếp chưa khoa học, chưa phân loại được các thiết bị đã hư hỏng và thiết bị còn tốt; quy định về việc sử dụng, bảo quản thiết bị và đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế, ý thức của một bộ phận GV trong việc sử dụng, quản lý thiết bị và đồ dùng dạy học chưa tốt, nên gây ra tình trạng hư hỏng, lãng phí thiết bị của nhà trường.

Thực tế trên đòi hỏi HT nhà trường cần quan tâm hơn nữa để trang bị CSVC và TBDH phục vụ công tác GDMT, tạo điều kiện để GV triển khai hiệu quả công tác GDMT cho HS trong thời gian tới.

2.6. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)