Tình hình giáo dục trung học phổ thơng huyện Hồi Ân, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 48 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tình hình giáo dục trung học phổ thơng huyện Hồi Ân, tỉnh Bình

2.3.1. Hệ thống, qui mô các trường trung học phổ thông

Bảng 2.2. Quy mô trường lớp trong 3 năm học gần đây

Năm học Số lớp Học sinh Giáo viên CBQL

2017 - 2018 80 2.831 193 8

2018 - 2019 79 2.663 189 9

2019 - 2020 70 2.712 172 9

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2017-2018, 2018-2019 và Báo cáo Sơ kết học kỳ 1, năm học 2019-2020 của các trường)

Theo số liệu Bảng 2.2 trên, chúng ta có thể thấy rằng, Hồi Ân là huyện có ít trường THPT (đứng thứ 7/11 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định về số lượng trường THPT). Hệ thống trường THPT ở huyện Hoài Ân được bố trí đều khắp địa bàn huyện nên đã tạo điều cho con em thuận hơn trong việc đến trường (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Hoài Ân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ phục vụ cho HS ở các xã trung tâm huyện; THPT Võ Giữ ở xã Ân Mỹ cho HS các xã phía Bắc huyện và THPT Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây cho HS các xã phía Nam huyện). Mặt khác, tất cả các trường đều trường cơng lập, điều đó mở ra cơ hội đến trường dễ dàng hơn cho thế hệ trẻ ở vùng đất cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế này.

2.3.2. Kết quả đạt được trong thời gian qua

Kết quả điều tra (Phụ lục 1) cho thấy: Hệ thống các trường THPT huyện Hồi Ân giữ vững qui mơ trường lớp, số lớp, số HS. Từ đó, đảm bảo chế độ lao động cho GV nhân viên, tránh được tình trạng dơi dư GV; mặt khác đáp ứng nhu cầu đi học cho HS tốt nghiệp THCS; tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục diễn ra ổn định.

Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên từng bước được đảm bảo về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu. 100% GV đạt chuẩn; tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn ngày càng cao, số GV đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh tăng cao sau mỗi chu kỳ thi. Đội ngũ CBQL từng bước được trẻ hóa về tuổi đời, được đào tạo đầy đủ về chun mơn, về chính trị, về kiến thức quản lý. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường THPT huyện Hoài Ân trong giai đoạn hiện nay.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành nên cơ sở vật chất của các trường từng bước được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Song song với sự ổn định về số lượng và cơ sở vật chất thì chất lượng giáo dục cũng được giữ vững và phát triển trong thời gian qua. Chất lượng

giáo dục ngày càng được nâng lên, số lượng HS khá giỏi ngày càng tăng; nổi bật có Trường THPT Hồi Ân đến nay đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, là trường 10 năm liền có tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt 100%.

Với những kết quả cao trong chất lượng giáo dục, các trường THPT huyện Hồi Ân ln được các cấp, các ngành đánh giá cao. Năm học 2018- 2019 cả 4/4 trường đều được xếp loại trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc; Chi bộ các trường được Huyện ủy Hoài Ân xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; các tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội LHTN đều được các cấp xếp loại vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. Trong những năm qua, nhiều tập thể và cá nhân đã được nhiều hình thức khen thưởng của các cấp, trường THPT Hoài Ân được tặng Huân chương lao động hạng 3.

Tóm lại, dù điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kéo theo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học cũng bị hạn chế, tuy nhiên, điều đó khơng cản trở giáo dục nơi đây phát triển. Hệ thống giáo dục THPT nơi đây không chỉ giữ vững về qui mơ, sỹ số mà cịn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.3. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, các trường THPT ở huyện Hồi Ân cịn gặp khơng ít những hạn chế và thách thức trong xu thế phát triển hiện nay:

Dưới tác động mạnh của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của các trị chơi cơng nghệ số... một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, dễ sa vào các tai tệ nạn xã hội, lười biếng trong học tập...

Do điều kiện về kinh tế xã hội của địa phương cịn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân cịn thấp nên việc đầu tư theo qui mô sâu rộng cho giáo dục chưa được thực hiện. Các trường chưa có điều kiện tiếp cận và triển khai

các chương trình giáo dục tiên tiến và hiện đại của thế giới như các trường ở khu vực thuận lợi. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL theo hình thức huy động xã hội hóa về tài chính cịn gặp nhiều khó khăn.

Chất lượng đội ngũ có phần chưa đồng đều, vẫn có một số GV hạn chế về trình độ chun mơn, nghiệp vụ; một bộ phận không nhỏ yên phận với những gì được đào tạo trong trường đại học mà thiếu tinh thần tự học, thiếu ý thức vươn lên, ngại sự thay đổi... do đó khơng phù hợp với xu thế luôn vận động đi lên của giáo dục hiện nay, kìm hãm quá trình đổi mới của các cơ sở giáo dục nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)